Cùng với Thổ Hà và Bát Tràng, xã Phù Lãng ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, là một trong 3 trung tâm gốm cổ đã tồn tại và phát triển ở phía Bắc Việt Nam.
Theo sử sách thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú - người vào cuối thời Lý được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc đã học được nghề này rồi truyền dạy cho dân ở 3 làng trung thôn, thượng thôn và hạ thôn trong xã. Kết quả khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch vào tháng 12 năm 1996 đã phát hiện có những mảnh gốm cổ vào thế kỷ thứ XIII, chứng minh rằng dòng gốm Phù Lãng phát sinh từ thời Trần là có cơ sở.
Gốm Phù Lãng có những sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu...mà người ta quen gọi chung là men da lươn. Về mặt tạo hình, gốm Phù Lãng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong nghệ thuật tạo dáng với những hình khối đa dạng, phong phú . Tuy nhiên, có thể qui vào hai phương pháp cơ bản là tạo hình trên bàn xoay và in trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi dán ghép lại .
Nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng kĩ thuật đắp nổi theo hình thức chạm bong hay còn gọi là chạm kép, mang màu men tự nhiên, bền, đẹp, lạ mắt. Dáng gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa và mang đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa tập trung vào 3 loại hình là gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian (lư hương, đài thờ, đỉnh), gốm gia dụng (lọ, bình, ang, bình vôi, ống điếu), gốm trang trí (bình, ấm hình thú như voi, ngựa).
Làng gốm Phù Lãng nằm bên con Sông Cầu thơ mộng
| Những chuyến phà chở đất sét về làng từ xã Yên Tập, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). |
|
|
|
Làng có hàng chục xưởng gốm. Mỗi xưởng gốm thường có trên dưới 10 nhân công, đảm nhiệm những công đoạn khác nhau. |
|
Trước khi tạo hình, đất sét sẽ được nhào nặn thành những hình khối tròn. Công đoạn này được gọi là se đất. |
|
Những khối đất này sau đó sẽ được đưa lên bàn xoay để vuốt thành hình. Những bàn xoay được xoay bằng lực chân của người se đất ngồi phía trên. |
Khi đã có hình dáng hoàn chỉnh, sản phẩm được khắc chìm các hình vẽ và trang trí họa tiết nổi. |
|
|
Sau đó, sản phẩm sẽ được phơi khô, tráng men và tô màu. |
|
Cuối cùng, sản phẩm sẽ được nung 15 ngày trong lò nung đốt bằng củi. Khi nung gốm được sắp xếp cẩn thận nhằm tận dụng tối đa diện tích trong lò. |
|
Sản phẩm gốm của Phù Lãng rất phong phú, gồm các vật dụng truyền thống như bình, vại, đôn, tiểu… cho đến các sản phẩm mới như tượng gốm và tranh gốm. |
|
Những bức tượng gốm của nghệ nhân Đức Thịnh.
|
|
Chị Nguyễn Thị Hoa đang ghép các mảnh ghép để tạo hình một bức tranh gốm. Chị cho biết tranh gốm là một loại hình sản phẩm chỉ mới được phát triển từ 10 năm trở lại đây. |