ẨM THỰC & ĐÔNG Y
Hà Nội “dẹp loạn” an toàn thực phẩm ở các khu chợ
(Ngày đăng: 06/05/2013   Lượt xem: 491)
Thành phố Hà Nội chọn chợ A12 Khương Thượng, quận Đống Đa, để xây dựng mô hình chợ chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, tất cả các sản phẩm bày bán tại đây sẽ được kiểm tra, kiểm dịch về chất lượng và vệ sinh.

Chủ hàng và nhân viên bán hàng được tập huấn về an toàn thực phẩm và có giấy chứng nhận sức khỏe. Các quầy hàng sẽ được hỗ trợ đầu tư theo mô hình sạch đẹp để gây dựng uy tín.
 
Chợ A12 vốn là một tụ điểm kinh doanh ẩm thực khá sầm uất của Hà Nội, tại đây bên cạnh những quầy hàng kinh doanh trong ki ốt còn có hàng chục hàng quán tạm bợ, phần lớn đều nhếch nhác. Mặc dù, không đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm theo quy định, song những gánh hàng này vẫn vô tư hoạt động mà không gặp trở ngại nào bởi họ vẫn đều đặn đóng phí chợ cho ban quản lý.
 
Hiện trạng này cũng không có gì khác so với hơn 400 chợ và hàng chục nghìn chợ tự phát kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Hầu hết các điểm kinh doanh cơ sở vật chất đều sơ sài, hệ thống cấp thoát nước xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, thực phẩm bày bán tại đây. Lực lượng chức năng nhiều lần thừa nhận khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm bày bán tại chợ, bởi có khoảng 70% thực phẩm bày bán được mang đến từ các tỉnh.
 
Tuy nhiên, sau khi có Thông tư 30 của Bộ Y tế về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh cũng như hàng loạt thông tư của các ban ngành khác về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thì Hà Nội có vẻ như tự tin hơn khi bắt tay vào chấn chỉnh hoạt động này. Theo kế hoạch, sau khi triển khai thành công tại chợ A12, đến hết năm 2015, Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ mô hình trên đối với 18 chợ khác, sau đó mới nhận rộng dần.
 
Thực tế cho thấy việc kiểm soát chất lượng thực phẩm không phải quá khó như cơ quan chức năng vẫn kêu than. Bởi mỗi khi vào đợt cao điểm, lực lượng ngành chịu khó kiểm tra sát sao, khiến các hoạt động kinh doanh của ngành hàng thực phẩm cũng bớt phần lộn xộn. Mỗi lần ra quy định mới đều có thể dễ dàng nhận thấy sự chuyển đổi tích cực, ví như hàng ăn đã có giỏ để rác, các nhà hàng quán ăn đều có đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, khu dọn rửa cũng sạch sẽ hơn, quầy bầy hàng có tủ kính, nhân viên dùng dụng cụ gắp thức ăn, đeo găng tay… Song chỉ sau một thời gian ngắn, lực lượng chuyên trách có vẻ “mệt mỏi” nên lơ là công tác giám sát, kiểm tra, và mọi việc lại trở về như cũ.
 
Cũng chẳng phải bây giờ các chợ mới được kiểm tra về vệ sinh thực phẩm, nhân viên bán hàng mới được tập huấn, mà thực chất quy định này được ban hành từ nhiều năm nay nhưng tại nhiều địa bàn, nhiều khu chợ, quy định này cũng chỉ được thực hiện theo kiểu “cắc bụp”, lâu dần rồi quên.  Quy định, chế tài có đủ, chỉ có điều chúng được thực hiện như thế nào và thực hiện đến đâu, mà có lẽ cũng cần chỉ định rõ, khi một khu chợ, một cửa hàng nào không thực hiện đúng những yêu cầu đặt ra thì cá nhân, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm, và được xử lý như thế nào, có như vậy mới mong giải quyết tận gốc vấn đề an toàn thực phẩm trong kinh doanh.
                                                                                         Theo: Sống Mới
 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

24
Đang xem:
72.489.566
Tổng truy cập: