CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Người vực dậy nghề nón lá truyền thống
(Ngày đăng: 23/09/2014   Lượt xem: 523)
Hơn 30 năm nay, ông Hoàng Hữu Tố ở thôn Hạ Thôn, xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương, giúp nhiều gia đình xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống và đặc biệt là vực dậy được làng nghề nón lá truyền thống của cha ông.



Vợ chồng ông Tố giới thiệu sản phẩm nón lá truyền thống 

Nghề nón lá đã giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động ở các làng, các xã ở Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Hải, Quảng Thủy, Quảng Lộc, Quảng Hòa, Quảng Văn... qua đó đã góp phần xóa được đói, giảm được nghèo cho hàng ngàn hộ gia đình ở các địa phương. 
Dọc theo dòng sông Gianh, qua cổng làng thôn Hạ Thôn, xã Quảng Tân, chúng tôi tìm về nhà ông Hoàng Hữu Tố. Mặc dù đang bận thu mua nón, trao đổi các nguyên vật liệu làm nón lá cho các hộ gia đình ở xa, nhưng ông Tố vẫn niềm nở tiếp chuyện chúng tôi. Ông Tố chia sẻ: Cũng như bao người con của quê hương Quảng Bình, tháng 5-1969, ông chưa tròn 17 tuổi đã theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xung phong lên đường tòng quân nhập ngũ. Năm 1975, ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, với thương tật mất sức lao động 29%. Vợ ông – bà Phạm Thị Hường cũng là thương binh, từng là chiến sĩ ở Đoàn 559, bộ đội Trường Sơn.

Với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, phát huy năng lực, trí tuệ trong lĩnh vực công tác, trở về đời thường ông nhiệt tình tham gia các công tác xã hội. Năm 1976, ông Tố làm Xã đội phó kiêm phụ trách Bí thư Đoàn Thanh niên xã Quảng Tân. Ba năm liền (1976-1978), ông được tập thể bình chọn cá nhân xuất sắc và được tặng danh hiệu chiến sĩ Quyết thắng cấp tỉnh. 

Song song với nhiệm vụ xã hội được giao, ông Tố luôn trăn trở làm sao phải thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống khi quê hương Quảng Tân là một xã thuần nông, đất canh tác ít, người dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn không đủ ăn, thu nhập thấp. Nhận thấy bên cạnh nghề nông, xã còn có thêm nghề nón lá truyền thống được thịnh hành từ những năm 1950. Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1979 - 1980, nghề nón lá đã dần mai một, tiểu thương buôn bán nón lá lời lãi không đáng bao nhiêu nên dần quay lưng tìm kiếm nghề khác, người dân thì không mấy mặn mà bởi giá cả sản phẩm làm ra quá thấp. Trước tình hình đó, ông bàn với vợ, phải quyết tâm vượt lên khó khăn, khôi phục lại ngành nghề truyền thống của ông cha. 

Những tháng đầu năm 1980, ông Tố bắt tay vào việc đi tìm hiểu thị trường tiêu thụ nón lá ở Huế, và một số nơi khác có nghề nón lá phát triển. Trên cơ sở mẫu sản phẩm sẵn có, ông Tố bắt tay vào sáng tạo, cải tiến ra mẫu mã mới rồi bỏ ra rất nhiều thời gian để tạo khuôn mẫu phù hợp, kỹ thuật làm lá đẹp, khâu chằm nón nhanh, chất lượng từ đường kim mũi chỉ kết hợp với trang trí bên trong để cho ra một sản phẩm mới. Vợ chồng ông Tố đã lặn lội đến từng gia đình ở từng thôn xóm động viên, hướng dẫn bà con làm nón lá theo kiểu mẫu mới. Cảm thấy hiệu quả, bà con ở các thôn, các làng hưởng ứng, làm theo. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, mẫu hàng nón mới nhanh chóng phát triển mạnh, nghề nón lá truyền thống làng Hạ Thôn được hồi sinh.

Không chỉ vực dậy nghề nón lá truyền thống ở thôn Hạ Thôn, từ năm 1980 đến nay, ông Tố cùng gia đình đã vực dậy nghề làm nón cho nhiều làng ở nhiều địa phương ở vùng đất cồn bãi giữa sông Gianh. 

Với phẩm chất cao quý, luôn giữ vững truyền thống quý báu của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Hữu Tố là điển hình tiêu biểu trong thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ở thị xã Ba Đồn. Ghi nhận những thành tích mà bản thân ông đã đóng góp cho quê hương, các cấp ngành, đoàn thể đã tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho ông Hoàng Hữu Tố.
                                                                                    Theo : daidoanket.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.491.026
Tổng truy cập: