CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
(Ngày đăng: 26/11/2013   Lượt xem: 479)

Sau 3 năm triển khai Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Cà Mau đã có những chuyển biến tích cực, tạo đà cho việc xây dựng, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến nay tỉnh Cà Mau đã đưa 48 ngành nghề vào đào tạo cho lao động. Trong đó, phi nông nghiệp là 20 nghề, nông nghiệp 28 nghề. Hơn 3 năm qua, toàn tỉnh có 34.982 người đã và đang được đào tạo nghề với các ngành chủ yếu như: nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi cua biển, trồng nấm, trồng rau an toàn, may, thêu, đan lát, xây dựng dân dụng... Sau khi học nghề, người lao động đã nắm được kiến thức, áp dụng vào thực tế, tiết kiệm đầu tư chi phí cho sản xuất, ngày công lao động, nâng cao năng suất, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đạt chất lượng tốt... Qua đó, chuyển một bộ phận lớn từ lao động nông nghiệp sang các nghề phi nông nghiệp với tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt hơn 70%. Cùng với đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nâng cao năng suất chuyên canh của địa phương, tăng giá trị các mặt hàng xuất khẩu, góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, việc thực hiện Đề án vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém: công tác tuyên truyền chưa sâu, chưa kịp thời, nội dung chưa phong phú; việc tư vấn học nghề có nơi chưa tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa, chưa đến các đối tượng khó khăn. Tỷ lệ thoát nghèo sau học nghề thấp, chỉ đạt 0,54%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập, vì vậy việc thực hành còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng dạy, học và ứng dụng vào thực tiễn. Hơn nữa, việc xây dựng, ban hành các chương trình giảng dạy chậm, chưa có giáo trình chuẩn. Các nghề mới chưa bổ sung kịp thời theo nhu cầu của thị trường và người lao động cũng như điều kiện của địa phương. Một số cơ sở dạy nghề thiếu giáo viên, nhất là giáo viên cơ hữu, mặt khác một số giáo viên dạy nghề có tay nghề chưa cao, kinh nghiệm ít, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu của người học; ngoài ra có một số người mặc dù có tay nghề cao nhưng chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ công nhận là nghệ nhân, người lao động giỏi... nên không được huy động tham gia dạy nghề. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp so với giá cả hiện tại; chưa có chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo. Ban Chỉ đạo Đề án dạy nghề các cấp chưa có kinh phí hoạt động, do đó khó khăn trong quá trình đi kiểm tra, giám sát. Chất lượng tay nghề sau đào tạo còn thấp, có không ít người học nghề xong, doanh nghiệp không nhận do chất lượng dạy nghề không đáp ứng yêu cầu. Nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy phục vụ cho việc đào tạo cán bộ, công chức cấp xã chậm triển khai.

Thiết nghĩ, để thực hiện Đề án có hiệu quả, trong thời gian tới UBND và Ban chỉ đạo Đề án 1956 các cấp cần tăng cường tuyên truyền sâu, rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện tốt việc điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề vì đây là điều kiện tiên quyết đến hiệu quả của công tác đào tạo. Tăng cường phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện Đề án. Bên cạnh đó, cần khẩn trương ban hành bộ giáo trình chuẩn để áp dụng vào giảng dạy tại các trường; cải tiến nội dung giảng dạy bảo đảm sát với tình hình thực tế của địa phương và nhận thức của người học. Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, học cụ phù hợp cho các trung tâm dạy nghề; quan tâm đến công tác hỗ trợ, giúp đỡ người lao động sau học nghề được vay vốn sản xuất, kinh doanh, nhất là các đối tượng thuộc diện ưu tiên; tăng cường chính sách hỗ trợ cho các đối tượng học nghề để họ ổn định cuộc sống và yên tâm học tập…

                                                                                       Theo: daibieunhandan

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.493.641
Tổng truy cập: