HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Khuyến công Lai Châu: Đào tạo nghề “khớp” với nhu cầu
(Ngày đăng: 31/05/2013   Lượt xem: 1066)




Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Lai Châu đã lên kế hoạch đào tạo nghề cho hơn 200 lao động trong năm 2013. Đây là một trong những hoạt động nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng cho các cơ sở công nghiệp nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trung tâm sẽ phối hợp với Công ty TNHH MTV Thiên Lộc (thị xã Lai Châu), hộ kinh doanh Lê Văn Nhì (thị xã Lai Châu), hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thưởng (xã Bản Bo, huyện Tam Đường) tổ chức đào tạo nghề mộc dân dụng cho 105 lao động. Bên cạnh đó, trung tâm cũng phối hợp với Hợp tác xã Mường Lự (huyện Tam Đường), Công ty TNHH TM&DV Quý Toàn (huyện Phong Thổ) tổ chức đào tạo nghề hàn cho 105 lao động trên địa bàn. Các lớp đào tạo sẽ diễn ra trong vòng 3 tháng, sau khi học nghề, học viên sẽ được cấp chứng chỉ và được bố trí việc làm ngay tại các đơn vị phối hợp thực hiện đề án.
Là một tỉnh miền núi, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Lai Châu còn chậm phát triển, các cơ sở công nghiệp nông thôn còn nhỏ lẻ và phân tán, trong khi phần lớn lao động của tỉnh lại là người dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Ông Nguyễn Thế Anh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh cho biết: Để hỗ trợ ngành công nghiệp nông thôn của tỉnh phát triển, ưu tiên hàng đầu của công tác khuyến công là triển khai các đề án đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Năm 2012, bên cạnh hoạt động đào tạo, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Lai Châu đã thực hiện công tác tư vấn cho 12 công trình với tổng kinh phí 65 triệu đồng; tổ chức phân phối hàng Việt từ khu vực sản xuất về các huyện Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên, Mường Tè, Phong Thổ;tham gia Hội chợ triển lãm giới thiệu hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại tỉnh Bắc Ninh…
Năm 2012, trong tổng số 4 đề án khuyến công quốc gia của tỉnh thì có tới 3 đề án đào tạo nghề với tổng kinh phí thực hiện 560 triệu đồng. Cụ thể, trung tâm đã triển khai Đề án đào tạo nghề chế biến gỗ cho 105 lao động tại xã Nậm Xe - huyện Phong Thổ và 2 xã Mai Quai, Nùng Thàng - huyện Sìn Hồ với nguồn kinh phí thực hiện 157,5 triệu đồng. Trung tâm cũng đã đào tạo nghề gia công cơ khí cho 175 lao động tại thị xã Lai Châu, thị trấn Tân Uyên, xã Mường Than thuộc huyện Tân Uyên với nguồn kinh phí 297,5 triệu đồng. Để phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của tỉnh, trung tâm đã triển khai Đề án đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho 105 lao động thuộc xã Mường So và thị trấn huyện Phong Thổ, kinh phí thực hiện 105 triệu đồng.
Ngoài ra, trung tâm cũng phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp TP.Hà Nội tổ chức cấy nghề dệt thổ cẩm cho người dân thuộc xã Mường Cang, huyện Than Uyên.
Mặc dù nguồn lực cũng như số lượng lao động được đào tạo chưa nhiều nhưng đây là những nỗ lực lớn của công tác khuyến công tỉnh Lai Châu. Điều thực sự đáng mừng là các đề án đào tạo của trung tâm đã phát huy hiệu quả hơn mong đợi. 100% lao động sau học nghề tìm được việc làm đúng với nghề đã học, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Các cơ sở công nghiệp nông thôn được bổ sung nguồn lao động có tay nghề đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cái được hơn cả là đã tạo được tiền đề, là điển hình để người lao động, các cơ sở sản xuất thấy được hiệu quả của công tác khuyến công, qua đó tham gia và thụ hưởng - ông Thế Anh nhấn mạnh.
Để mở rộng hơn nữa quy mô của các đề án đào tạo cũng như nâng cao chất lượng nguồn lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Thế Anh cho biết: Trung tâm sẽ tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền giúp người dân, cơ sở sản xuất hiểu và tham gia thụ hưởng chính sách khuyến công. Phối hợp với các cơ quan như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã của tỉnh tổ chức dạy nghề nhằm mở rộng đối tượng tham gia cũng như đa dạng hóa ngành nghề đào tạo.Khảo sát nhu cầu lao động, yêu cầu trình độ cụ thể của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch đào tạo sát với thực tiễn.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo sẽ bám theo định hướng bảo tồn và phát triển những nghề thủ công truyền thống của tỉnh như: Nghề dệt bông vải sợi, thêu thổ cẩm, sản xuất hàng mây tre đan, chế biến nông sản…Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động vùng tái định cư mới của Thủy điện Sơn La nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống…/.
                                                                                         Theo: VEN
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.488.580
Tổng truy cập: