MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Đông mà ít hiệu quả
(Ngày đăng: 04/12/2012   Lượt xem: 1694)

Sông Nhuệ và sông Đáy chảy qua 5 tỉnh, thành là Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Thống kê sơ bộ, khoảng 700 nguồn thải công nghiệp, làng nghề, bệnh viện và sinh hoạt đều đổ vào hai con sông này, không qua hệ thống xử lý nước thải nào. Đông mà ít hiệu quả là thực trạng của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực (BVMTLV) sông Nhuệ - sông Đáy  kể từ khi Chính phủ quyết định thành lập năm 2009 đến nay.

moi truong.jpg

Cá chết hàng loạt ở sông Nhuệ là do nguồn nước bị ô nhiễm nặng

Thành viên Ủy ban này có đầy đủ lãnh đạo cấp cao Bộ Tài nguyên & Môi trường, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Y tế, Xây dựng, GTVT, Công an…, cùng lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông. Song do các thành viên đều hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, đảm nhiệm nhiều trọng trách nên khó bố trí thời gian để chỉ đạo, điều hành. Chưa kể, Quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông đến nay vẫn chưa có làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và triển khai các dự án tiêu thoát nước, xử lý nước thải…Quan trọng là Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông thiếu các định chế mang tính pháp lý khiến Ủy ban không có quyền lực thực sự, chỉ có thể dừng ở đôn đốc, nhắc nhở…

Lỗ hổng trong câu chuyện quản lý này được nhìn ra khá lâu. Nhưng có nói mà không có sửa. Nhiệm kỳ đầu tiên 3 năm vừa qua, môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy chưa khá lên là bao. Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực này có xu hướng cải thiện hơn, song mức độ cải thiện vẫn chưa đáng kể. Theo Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường quan trắc định kỳ hàng năm, các chỉ tiêu vẫn vượt giới hạn. Đây là nhận định mới nhất được đưa ra tại Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ thứ nhất của Ủy ban, giai đoạn 2009-2012 vừa diễn ra đầu tháng 12 tại Hà Nội. 

Những vướng mắc cũng tiếp tục được chỉ ra ở hội nghị này, dù không mới. Đó là các quyết định, kết luận của Ủy ban mang tính đồng thuận, chưa có tính ràng buộc pháp lý, chưa giải quyết được các vấn đề môi trường mang tính liên vùng, đặc biệt thiếu nguồn lực…Chủ tịch Ủy ban BVMTLV sông Nhuệ - sông Đáy Nguyễn Thế Thảo đã chuyển giao nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban nhiệm kỳ 2013-2014 cho Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng. 

Không có lẽ nhiệm kỳ 2 năm tới chỉ thay đổi vai trò Chủ tịch, còn Ủy ban vẫn "bó tay” với cơ chế cũ? Kiến nghị được hội nghị đề xuất: Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về bảo vệ các lưu vực sông, do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ TN&MT làm Phó Ban Chỉ đạo, đảm bảo tính thực quyền, thực thi trách nhiệm Ủy ban. Các ủy viên Ủy ban vẫn gồm lãnh đạo các Bộ và đại diện 5 tỉnh, thành phố như trước. 

Hy vọng về sông Nhuệ - sông Đáy sắp hồi sinh lặng lẽ trôi qua 3 năm. Chiều qua (3-12) tại Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến chủ trì Hội đồng xét duyệt dự án "Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ -  sông Đáy bằng việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt thí điểm cho cụm dân cư theo phương pháp ủ khô kị khí”. Sáng 29-11, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng Cao Lại Quang chủ trì Hội đồng thẩm định Đồ án "Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu dân cư, KCN lưu vực sông Nhuệ, Đáy đến năm 2030”… Đã có khá nhiều các dự án, chất xám và nguồn lực đổ vào hệ thống hai con sông giữ môi trường lưu vực sông trong lành. Nhưng thành lập Ủy ban kiểu hoạt động 3 năm qua, tiến triển môi trường không bao nhiêu đang là một trong những bằng chứng lãng phí công khai nhất.

Theo Đại đoàn kết

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.489.793
Tổng truy cập: