BÁU VẬT & KIỆT TÁC
(67)- Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
(Ngày đăng: 07/02/2023   Lượt xem: 168)

Óc Eo ngày nay là tên một địa danh thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Nơi đây đang lưu giữ 8 bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa có niên đại hơn 3.500 năm

Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang

Óc Eo ngày nay là tên một địa danh thuộc huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Nơi đây được xem là nơi phát tích nhiều di tích, cổ vật của nền văn hóa Óc Eo. Hiện tại, Bảo tàng An Giang  và Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo (An Giang) đang lưu giữ 8 bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa  có niên đại hơn 3.500 năm này.

Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Tượng Phật gỗ Giồng Xoài là hiện vật có kích thước lớn, có niên đại thế kỷ IV - VI. Đây là hiện vật được làm bằng gỗ sao, sản phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình và điêu khắc
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Tượng được chế tác theo mẫu quy chuẩn của tượng Phật giáo Theravada (Ấn Độ), song chất liệu, đặc điểm khuôn mặt lại cho thấy quá trình giao lưu và tiếp biến thời kỳ văn hóa Óc Eo.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Sản phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình và điêu khắc, sản phẩm đỉnh cao của kỹ thuật chế tác thủ công: Điêu khắc, dát mỏng kim loại và phủ vàng nghề sơn.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Về tượng thần Brahma, đây là tượng bằng đá được tìm thấy rất ít trong văn hóa Óc Eo cũng như ở khu vực, là tượng bằng đá có niên đại sớm nhất và duy nhất thuộc văn hóa Óc Eo còn lại hiện nay.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Tượng thể hiện chặt chẽ các đặc điểm quy chuẩn của một tượng thần Brahma với nhiều nét đặc điểm của nghệ thuật Ấn-Âu còn rất rõ: Tỉ lệ vàng trong đặc điểm giải phẫu cơ thể học (đầu tượng có tỷ lệ bằng 1/2 so với độ rộng vai), khuôn mặt trái xoan với mũi thẳng và sống mũi khá cao; cổ thấp ngắn, đôi mắt hình hạnh nhân hơi xếch, đôi môi dầy, hai tai dài và mọng có phần thùy tai được căng rất rộng.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Tượng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thế kỷ VI sang đầu thế kỷ VII ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hay châu thổ sông Mekong, nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Bộ linga-yoni bằng kim loại vàng, đồng thau, phát hiện ở khu di tích Đá Nổi (Phú Hòa, An Giang), tiêu biểu cho dấu ấn lịch sử mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ đối với vùng đất Nam Bộ và khu vực Đông Nam Á.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Cách thể hiện linga xuyên thủng yoni mang tính tượng trưng rất cao, rất sinh động, thể hiện đậm nét nội dung tôn giáo của Ấn Độ giáo và năng lực sáng tạo mạnh mẽ của người thợ thủ công.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Tượng phật đá Khánh Bình được chế tác trên nền chất liệu sa thạch mịn vốn là một loại nguyên liệu chính được ưu tiên sử dụng cho các điêu khắc tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long từ giữa thiên niên kỷ I Công nguyên.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Tượng có niên đại thế kỷ VI - VII
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Bộ Linga- Yoni Linh Sơn được tìm thấy năm 1985, có niên đại thế kỷ VII. Hiện vật sử dụng kết hợp hai loại chất liệu đá khác nhau đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cũng như hướng tâm, làm cho khối linga - yoni nổi bật lên hẳn.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Hiện vật là một đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình trong lịch sử Vương quốc Phù Nam.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc có trọng lượng khoảng 950.000 gram, là bức phù điêu chạm khắc nổi hình Phật trên mặt một khối đá granite lớn.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Nhẫn Nandin Giồng Cát, chiếc nhẫn vàng hình tròn trơn, được khai quật tại di tích Gò Giồng Cát năm 2018. Mặt nhẫn là hình tượng bò đúc khối trong tư thế nằm xếp chân. Đây là vật cưỡi của thần Shiva, một trong ba vị thần trong truyền thuêts của Hindu giáo. Ảnh đồ họa: Phong Linh
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Cuối cùng là tượng Mukhalinga Ba Thê vừa được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia đợt 11 (ngày 30.1.2023). Tượng có niên đại thế kỷ thứ VI, chất liệu sa thạch hạt mịn màu xám đen, bề mặt có lớp patin màu xám ghi sáng.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Tượng có trọng lượng 90kg được phát hiện tại địa bàn xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang) vào năm 1986.
Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Theo bà Hồ Thị Hồng Chi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang, đây là Mukhalinga độc đáo nhất trong số 15 hiện vật Mukhalinga thuộc văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ được phát hiện phân bố ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An và Tây Ninh.
                                      Theo:  laodong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

32
Đang xem:
72.469.140
Tổng truy cập: