ẨM THỰC & ĐÔNG Y
Bệnh loét miệng, nguyên nhân và cách chữa trị
(Ngày đăng: 18/03/2014   Lượt xem: 387)
Viêm loét vùng niêm mạc miệng (nhiệt miệng) rất hay gặp ở nhiều người, đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em. Bệnh tưởng nhẹ nhưng khi kéo dài, hay tái phát khiến việc điều trị trở nên phức tạp, gây đau rát miệng, ăn uống không ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa…

Nguyên nhân:

Uống kháng sinh dài ngày, rượu bia, cà-phê, hút thuốc lá…; răng cắn, cọ sát do đánh răng, kích thích…; vi khuẩn, vi-rút, căng thẳng, suy giảm miễn dịch… Các vết loét xuất hiện nhiều ở môi, má, sàn miệng, lưỡi, có khi ở cả trụ a-mi-đan.

Điều trị:

Thường là giải quyết triệu chứng tại chỗ, nếu có sang chấn hay bệnh lí đi kèm như nhiễm trùng, vi-rút, căng thẳng tâm lí, sau uống thuốc… cần loại trừ những nguyên nhân thứ phát và yếu tố gây bệnh. Khám bác sĩ chuyên khoa, có khi cho Corticoid uống liều thấp, ngắn ngày với mục đích giảm đau, kháng viêm và giảm yếu tố miễn dịch gây bệnh trầm trọng, tuy nhiên việc tái phát và loét kéo dài làm cho tần suất sử dụng Corticoid tăng lên, cộng với tình trạng ăn uống kém đi, có thể gây ra các tác dụng phụ .

Cỏ nhọ nồi, một trong những vị thuốc Nam chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Giải pháp cho người bệnh loét miệng:

- Vệ sinh răng miệng kĩ lưỡng, làm sạch nhẹ nhàng, lấy đi các yếu tố tại chỗ, viêm nhiễm, hạn chế nhiễm trùng, giữ vùng sang thương sạch không bám vụn thức ăn.

- Làm sạch miệng thật nhẹ bằng một bàn chải mềm, với ô-xi già nhẹ (1 – 1/2%) hay nước muối ấm pha loãng có bán sẵn hay pha chế 1/2 muỗng cà-phê muối vào một li nước ấm khoảng 150 – 200ml. Không nên dùng các chất ngậm sát khuẩn miệng có nồng độ cao vì sẽ gây đau rát và sang thương càng nặng thêm. Không chải răng với kem chứa sodium lauryl sulfate, hầu hết các kem đánh răng có chứa chất tạo bọt, các nghiên cứu cho thấy các chất này làm loét trầm trọng thêm.

- Tránh ăn cay, nóng, nhiều gia vị, sẽ làm vết loét nặng thêm. Bổ sung các thuốc, thức ăn có chứa sắt, a-xít pho-lích, vi-ta-min B12 và một số vi-ta-min nhóm B khác, có thể giúp lành vết loét. Có thể uống kháng sinh nếu nhiễm trùng thứ phát.

Thuốc bôi:

Có khá nhiều thuốc bôi dạng gel, kem có thuốc tê tại chỗ như Benzocaine, Lidocaine, Benzoin tincture, Camphor… bôi trực tiếp lên vết loét. Mục đích các thuốc dạng “gây tê tại chỗ” này là làm giảm đau, giúp ăn uống dễ dàng hơn, tuy nhiên cũng cần lưu ý thuốc tê làm hạn chế máu nuôi vết thương và lâu lành hơn. Vì thế chỉ nên dùng khi vết loét gây đau và khó khăn khi ăn uống.

Tại các nhà thuốc, hiện đang có dạng kem Orrepaste có tác dụng kháng viêm, giảm đau, bám dính tốt, tạo một lớp bao phủ trên bề mặt, độ mịn cao, hương bạc hà, không gây kích ứng… Người bệnh có nhiều chọn lựa, có thể tự mua thuốc uống nhưng cũng cần phải đến bác sĩ chuyên khoa nếu sang thương loét nặng, gây biến chứng đau nhức, tái phát nhiều lần hay viêm loét không giảm.

                                                                                                  Theo: nguoicaotuoi

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.510.719
Tổng truy cập: