ẨM THỰC & ĐÔNG Y
Độc đáo văn hóa cà-phê phố núi
(Ngày đăng: 02/09/2013   Lượt xem: 605)

Nhắc đến cà-phê, người ta thường nghĩ ngay đến Buôn Ma Thuột và ngược lại. Khi đặt chân đến đây ai cũng muốn dành cho mình chút thời gian để thưởng thức những ly cà-phê đậm đà, ngây ngất làm nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo gắn liền với tên tuổi vùng đất và con người nơi đây.

Người dân Buôn Ma Thuột rất sành cà-phê, gu thưởng thức cũng rất đặc biệt. Người ta có thể uống cà-phê cả ngày: sáng- trưa- chiều- tối, khi buồn, vui, suy tư, căng thẳng hay chỉ vì thói quen không thể bỏ, nhưng không phải loại nào cũng có thể được chấp nhận hoàn toàn. Một ly cà-phê ngon phải có những hương vị tự nhiên của hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu, mùi đất... Vị đắng phải thanh tự nhiên, không nhẩn, không chát, khét. Ngoài ra để tạo được thương hiệu riêng, mỗi một doanh nghiệp, cơ sở chế biến thường sở hữu một cách pha chế riêng với bí quyết rang xay riêng để tạo hương vị đặc trưng. Trong lượng cà-phê đem rang xay, chủ yếu là cà-phê vối, cà-phê chè và cà-phê mít (sở hữu ba vị chủ đạo đắng, chua, chát), thêm một chút ngô để cà-phê khi pha ra có độ sánh của tinh bột. Nhằm tạo vị đậm đà, người ta cho thêm một tí bơ hoặc mỡ gà trong khi rang. Để tạo ra sự khác biệt, ngoài caffeine, người ta còn cho thêm một ít vỏ cau khô để phù hợp với “gu” của một số đông “thượng đế”...

Nhiều quán khi có khách uống mới xay cà-phê.

Khi uống cà-phê, người Buôn Ma Thuột không đòi hỏi lượng cà-phê trong ly phải nhiều. Anh Trần Văn Hải, ở P. Tân Hòa chia sẻ: “Tôi may mắn được đi nhiều nơi và thưởng thức cà-phê tại nhiều vùng khác nhau, để so sánh và có thể khẳng định rằng không đâu cà-phê ngon như ở Buôn Ma Thuột mình”. Cũng với những sản phẩm cà-phê đó nhưng mỗi nơi có mỗi cách thưởng thức, pha chế khác nhau, như các tỉnh phía Bắc lại thích uống cà-phê có vị đắng chát, loãng và ít quan tâm đến mùi vị tự nhiên, miền Trung thì lại ưa chuộng độ sánh, ngậy, còn người miền Nam thì thích loãng, nhạt, số lượng cà-phê nhiều và ít độ béo. Riêng đã là người Buôn Ma Thuột, hoặc quen thuộc với gu cà-phê nơi đây thì đến nơi khác rất khó để làm hài lòng và níu chân họ. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột có khoảng trên dưới 600 quán cà-phê lớn nhỏ, từ những nơi sang trọng được đầu tư với quy mô lớn đến những quán cóc vỉa hè và ngay cả nhiều quán tạp hóa nhỏ trong ngõ hẻm cũng có bán cà-phê.

Uống cà-phê đậm đặc là gu của người dân Buôn Ma Thuột.

Gặng hỏi mãi, anh bạn chủ quán cà-phê trên đường Mai Hắc Đế mới tiết lộ: Để cho ra một ly cà-phê thơm ngon với đầy đủ các hương vị thì phải trộn nhiều loại cà-phê bột của các hãng khác nhau, ít nhất là 3- 4 loại như cà-phê Trung Nguyên, Mêhicô, Thu Thủy... Tuy nhiên, tỷ lệ trộn và cách pha chế như thế nào để có được ly cà-phê thơm ngon, đó là bí quyết riêng của mỗi quán và trình độ hiểu biết, kinh nghiệm nghề mà người pha chế thêm gia vị khác như rượu, đường, mật hay nước mắm nhỉ... để có ly cà-phê đặc trưng mỗi quán. Nếu chạy theo lợi nhuận mà làm ẩu, hoặc sử dụng các loại hóa chất tạo mùi, màu để pha chế, cho ra những loại cà-phê có chất lượng thấp sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Thời gian gần đây, cơ quan quản lý chất lượng, thanh tra và cả báo chí liên tục phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, chế biến cà-phê không bảo đảm chất lượng, không đủ hàm lượng caffeine trong sản phẩm cà-phê bột trong đó có địa bàn Đắc Lắc. Điều đó đã làm thương hiệu cà-phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà-phê Việt Nam nói chung giảm sút ngay đối với người tiêu dùng trong nước. Từ thực tế đó, người dân của xứ sở cà-phê Buôn Ma Thuột đã trở thành người tiêu dùng thông thái bằng cách mua hạt cà-phê nhân về, tự rang, xay và chế để uống. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được, vì thế, hình thức bán cà-phê hạt nguyên chất đã rang tẩm hương liệu sẵn và thực hiện xay chế tại chỗ cho khách đang được nhiều quán cà-phê lớn thực hiện như cà-phê Classic, Bonjour, Windows, Làng Cà-phê Trung Nguyên... áp dụng, đáp ứng nhu cầu thực khách khó tính nhất.

Dù hơi cầu kỳ trong khâu pha chế và thưởng thức, nhưng lại luôn sẵn có và dễ sử dụng, giờ đây cà-phê không chỉ là một thức uống được ưa chuộng mà còn là nét văn hóa đặc biệt tinh tế của “phố núi Ban Mê”.

                                                                                         Theo: Cadn.com.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.491.760
Tổng truy cập: