MẪU MÃ & XU HƯỚNG (TREND) - ỨNG DỤNG
(29-33)- Hướng đi mới cho làng nghề thêu truyền thống
(Ngày đăng: 04/02/2023   Lượt xem: 141)

Những ngày đầu xuân, người thợ thêu ở xã Thắng Lợi (Thường Tín, Hà Nội) lại miệt mài bên khung thêu để làm ra những sản phẩm có chất lượng.

Tìm về nhà nghệ nhân Nguyễn Thúy Đào (thôn Bình Lăng, xã Thắng Lợi), chúng tôi được chiêm ngưỡng nhiều bức tranh thêu có giá trị thẩm mỹ cao. Chị Đào chia sẻ: “Để có một bức tranh đẹp, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn từ vẽ mẫu trên nền vải rồi sang kiểu, lựa chọn màu chỉ, thực hành các kỹ thuật thêu tay. Mỗi công đoạn đều phải làm hết sức tỉ mỉ”. Có được sản phẩm đẹp mắt, người thợ thêu phải thuần thục các kỹ thuật thêu như đâm xô, chăng chặn, nối đầu, sa hạt, lướt vặn... Chính vì thế, thợ thêu không chỉ có đôi bàn tay khéo mà còn phải có trí tưởng tượng phong phú và khả năng thẩm mỹ tốt. Sản phẩm tranh thêu ở Thắng Lợi khá đa dạng về mẫu mã, kiểu loại, từ các đề tài truyền thống như tranh phong thủy, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đến các mẫu tranh tĩnh vật, tranh chân dung.

Hướng đi mới cho làng nghề thêu truyền thống
 Người thợ thêu Thắng Lợi miệt mài tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ tranh thêu truyền thống có phần chững lại. Để “giữ lửa” làng nghề, những người thợ thêu phải tự đổi mới mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nhiều mẫu tranh mới được thiết kế để phù hợp với việc trang trí ở các không gian khác nhau. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là khâu rất quan trọng để khẳng định thương hiệu làng nghề đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng thêu máy tràn lan trên thị trường. Ông Trương Văn Thông, Bí thư Đảng ủy xã Thắng Lợi cho biết: “Hiện tại trong xã có 5 thôn được TP Hà Nội công nhận là làng nghề thêu truyền thống. Nhằm duy trì và phát triển làng nghề, địa phương khuyến khích các cơ sở sản xuất đăng ký sản phẩm thêu truyền thống tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Địa phương phối hợp với Hội Nghề thêu truyền thống huyện Thường Tín làm tốt công tác giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, giúp đào tạo nghề, kết nối sản xuất với du lịch làng nghề. Các cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ  thông tin để giới thiệu sản phẩm qua mạng xã hội, kết nối thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người thợ”.

Nghề thêu vốn trải qua nhiều thăng trầm, tìm hướng đi mới là cách để giữ nghề truyền thống. Xuân mới mang theo nhiều cơ hội mới để những người thợ thêu Thắng Lợi tiếp tục gắn bó với nghề, tạo ra những sản phẩm chất lượng, giá trị thẩm mỹ cao điểm tô cho cuộc sống thêm hương sắc.

                                          Theo:  qdnd.vn
 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.471.415
Tổng truy cập: