CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Khai thác lợi thế từ các sản phẩm OCOP
(Ngày đăng: 15/12/2020   Lượt xem: 421)

Vải dệt từ tơ sen (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức), một trong những sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận. Ảnh: VY ANH

Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội vừa công nhận 334 sản phẩm OCOP cấp thành phố, đợt 1 năm 2020, trong đó có nhiều sản phẩm độc đáo, mang màu sắc địa phương.

Tại Hợp tác xã (HTX) kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai) - nơi sở hữu đặc sản "Gạo thơm Bối Khê", Giám đốc HTX Đỗ Văn Kiên cho biết, sản phẩm "Gạo thơm Bối Khê" được thành phố công nhận sản phẩm OCOP bốn sao năm 2019. HTX được UBND huyện Thanh Oai hỗ trợ gần 900 triệu đồng để đầu tư máy móc phục vụ chế biến, quảng bá, kết nối giới thiệu sản phẩm tới doanh nghiệp, người tiêu dùng qua các kênh tiêu thụ. Nhờ được công nhận sản phẩm OCOP, lượng gạo tiêu thụ ra thị trường ngày càng tăng, giá cả ổn định và được người tiêu dùng Thủ đô đánh giá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên HTX. 

Đại diện Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố cho biết, đơn vị đã tiếp nhận 344 hồ sơ của 88 chủ thể có sản phẩm tham dự đánh giá, phân hạng cấp thành phố của 10 quận, huyện, thị xã, qua rà soát, kiểm tra có 334 hồ sơ của 84 chủ thể đủ điều kiện. Các sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận đợt 1 có bao bì, nhãn mác đẹp, chất lượng tốt, thông tin chỉ dẫn địa lý cụ thể, đã xây dựng được uy tín trên thị trường như: Gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), miến làng So (xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai), gạo hữu cơ Đồng Phú (xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ), vải dệt từ tơ sen (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) và nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề độc đáo... 10 hồ sơ của bốn chủ thể chưa đủ điều kiện đánh giá phân  hạng đợt 1 do bao bì, mẫu mã sản phẩm chưa gây ấn tượng, chỉ dẫn địa lý chưa rõ ràng, tổ tư vấn đã hướng dẫn các chủ thể tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để tham gia đánh giá, phân hạng đợt 2 năm 2020. 

Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Nguyễn Văn Chí cho biết, năm 2019, Hà Nội có 301 sản phẩm OCOP. Phần lớn các sản phẩm đánh giá đều có chất lượng tốt, tiêu biểu của Hà Nội, được người tiêu dùng đón nhận. Năm nay, ngành nông nghiệp thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng 4,12%, do đó việc khai thác lợi thế từ các sản phẩm OCOP được đẩy mạnh một cách toàn diện, nhất là hỗ trợ nguồn vốn, xúc tiến thương mại. Thành phố đã có 84 chủ thể với hơn 1.200 lao động tham gia sản xuất, kinh doanh và hưởng lợi từ sản phẩm OCOP. Số lượng các sản phẩm gửi về tham gia đánh giá, phân hạng đa dạng về chủng loại, mang những nét đặc trưng, thế mạnh của các địa phương. Các sản phẩm đều thực hiện đúng tiêu chuẩn về sản phẩm hàng hóa theo quy định của Nhà nước. Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP được xây dựng và bổ sung chặt chẽ. Nhiều sản phẩm như: khăn lụa tơ tằm, khăn lụa tơ sen, chăn bông tơ tằm của Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận (huyện Mỹ Đức); bánh pía chay, bánh phu thê, bánh cốm nhân sầu riêng, bánh cốm của Công ty cổ phần bánh kẹo Bảo Minh (quận Bắc Từ Liêm)… đã đạt đủ tiêu chí trình các cấp công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. 

Điểm nổi bật năm nay là Hà Nội đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng phần mềm đánh giá, xếp hạng sản phẩm nhằm góp phần rút ngắn thời gian, khắc phục hiện tượng sai sót, kết hợp đánh giá giữa hội đồng cấp huyện và tổ tư vấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể, tiết kiệm được thời gian, công sức... Mọi vấn đề đều được công khai, minh bạch trong suốt thời gian đánh giá, cấp chứng nhận sản phẩm OCOP. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ khẳng định, việc ứng dụng CNTT là một hướng tiếp cận mới giúp thành phố rút ngắn về thời gian, lực lượng lao động cho việc hoàn thiện hồ sơ, kiểm định chất lượng sản phẩm tham gia chấm điểm, đăng ký cấp chứng nhận sản phẩm OCOP. Vì thế, thời gian tới, các thành viên trong tổ tư vấn cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT, góp phần đưa công tác đánh giá, chấm điểm, cũng như cấp chứng nhận sản phẩm OCOP được nhanh chóng, thuận lợi, công bằng...
                                                              Theo; nhandan.com.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.508.137
Tổng truy cập: