CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
“Vua” trầm hương
(Ngày đăng: 26/01/2015   Lượt xem: 582)
Sau một thời gian dài "ngậm ngải tìm trầm” ở nơi rừng sâu, núi thẳm, thành quả mà ông Trương Thanh Khoan (xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) có được chính là công thức tạo trầm hương bằng tinh chất của kiến…



Ông Trương Thanh Khoan bên cây dó bầu tạo trầm

Trăn trở tìm trầm

Vượt qua 100km đường xa, đèo dốc, len lỏi trên các con đường rừng núi bạt ngàn trong thời tiết se se lạnh đầu năm, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được nhà của "vua” trầm hương. Không cần nghe "chính chủ” khoe thành quả đạt được, chúng tôi cũng cảm nhận sự khá giả từ nghề tạo trầm của gia đình ông Khoan. Ông Trương Thanh Khoan là một trong những khá ít người có tư tưởng thoát nghèo mãnh liệt, trở thành giàu có. 

Chỉ vào hàng loạt mẫu trầm hương lưu giữ trong nhà, ông Khoan cho hay, ý tưởng nuôi kiến tạo trầm không chỉ đem lại giá trị vật chất cho gia đình mà còn đem đến hàng loạt giá trị tinh thần vô giá về nghệ thuật tạo trầm. Yêu quý trầm hương đến nỗi ông Khoan không nỡ lòng nào bán những "đứa con” tinh thần do mình tự tay nâng niu nuôi dưỡng. Nhằm lưu giữ thành quả từ chính bàn tay trắng tạo nên, ông đã dành riêng một phòng trong căn nhà khang trang để trưng bày những tác phẩm nghệ thuật lớn - nhỏ. Nhìn vào các sản phẩm trầm trưng bày tại nhà ông Khoan, những ai đến đây đều phải trầm trồ khen ngợi vì giá trị vật chất từ trầm đang tồn tại. Nhưng đối với ông Khoan thì đây thật sự là món quà vô giá của cuộc sống đem lại. Nở nụ cười tươi tắn chất chứa đầy niềm vui từ cái nghề sống chết này, ông Khoan tâm sự: "Cơ duyên vô tình đưa tôi đến với cái nghề cực khổ này, cũng may sau này có những sáng tạo để đổi đời bằng cách bắt thiên nhiên phục vụ con người”.

Say sưa với câu chuyện tìm trầm, "Vua” trầm hương kể cho chúng tôi nghe về sự đi lên từ nghề phu trầm. Được sự chỉ dẫn của những phu tim trầm lão làng nên sau giải phóng ông Khoan đã khăn gói vào rừng tìm trầm với ước mơ thay đổi cuộc sống cơ cực mà cả gia đình đang phải gánh chịu. Đời phu tìm trầm gian nan cực khổ khi hàng ngày phải băng rừng, lội suối thậm chí vào tận chốn thâm sơn cùng cốc. Song vì miếng cơm, manh áo nên khổ thế, khổ nữa phu tìm trầm cũng có thể vượt qua. Để có thể tìm ra trầm hương, ông Khoan cùng các phu phen khác phải lục lọi khắp các cánh rừng miền Đông Nam bộ, miền Trung, thậm chí còn lần mò sang tận Lào, Campuchia với hy vọng đổi đời từ trầm tự nhiên. Khó khăn cực khổ là thế song kết quả mang về không như mong đợi. Bởi vì có chuyến đi dẫu có thắng thì cũng chỉ chia nhau mỗi người được một ít, chuyến nào đi không gặp trầm thì ra về trắng tay. Rút cuộc, mười mấy năm lục lọi trong rừng tìm trầm không mang lại cho ông giá trị gì đáng kể, ngoài việc nuôi gia đình sống qua ngày. 

Trong những lần đi tìm trầm, tình cờ ông Khoan phát hiện trên thân một cây dó bị kiến đục khoét làm tổ. Các đường vân gỗ quanh tổ kiến có màu dầu đen bóng như trầm hương tự nhiên. Ông lấy dao nạo một mảnh nhỏ đem đốt thì mảnh gỗ tỏa mùi hương trầm ngào ngạt. Ý tưởng thuần chủng kiến, bắt kiến phục vụ cho việc tìm trầm bắt đầu từ đó. Ông bắt đầu thuần dưỡng kiến để tạo trầm. Thời gian không phụ lòng người, từ đó công việc tốt đẹp dần lên. 

Đất nở hoa

Mệt mỏi với nghề tìm trầm tự nhiên nhưng vẫn còn say mê với nghề trầm, đồng thời hy vọng có thể tạo ra trầm nhân tạo càng thôi thúc ông Khoan chú tâm vào việc nuôi dưỡng trầm. Năm 2000, từ bỏ việc tìm trầm tự nhiên, ông Khoan quay sang tìm cây dó trong rừng về trồng rồi tận dụng thổ nhưỡng, cộng với các vết thương hở do côn trùng đục khoét làm nước mưa thấm vào lâu ngày sẽ tích tụ trầm hương. Nhưng oái oăm thay việc trông chờ vào thiên nhiên không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì hàng trăm cây dó mới có một cây tạo được trầm dựa vào thiên nhiên. Riêng tinh chất tạo trầm hương lúc bấy giờ trên thị trường bán nhiều song hiệu quả tạo trầm không cao, điều này khiến ông Khoan băn khoăn và trăn trở. Mãi sau này, tình cờ phát hiện trên thân một cây dó bị kiến đục khoét làm tổ. Các đường vân gỗ quanh tổ kiến có màu dầu đen bóng như trầm hương tự nhiên. Thấy vậy, ông Khoan liền lấy dao, nạo một mảnh nhỏ đem đốt thì mảnh gỗ tỏa mùi hương trầm ngào ngạt. Kinh nghiệm đi rừng cùng với thời gian "ăn nằm” nhằm theo dõi hoạt động của kiến được ông chú ý và đúc kết bằng công thức tạo trầm hương từ tinh chất của kiến cùng các món gia vị khác. Ý tưởng thuần chủng kiến, bắt kiến phục vụ con người của ông bắt đầu bằng việc ông đi vào rừng vận chuyển và thuần dưỡng kiến để tạo trầm. Thời gian không phụ lòng người nông dân có tư tưởng sáng tạo khi khả năng sinh sôi nẩy nở của đàn kiến mỗi ngày một tăng. 

Thành công bắt đầu hé mở, ông Khoan tiếp tục lên kế hoạch và phương pháp lấy tinh chất từ kiến kết hợp với mười mấy nguyên liệu khác để tạo thành hợp chất hỗ hợp tham gia tạo trầm hương. Công thức tạo chế phẩm kích thích cây dó tạo trầm hoàn thành, ông Khoan bắt đầu khoan cây dó trưởng thành (sau 3 năm nuôi trồng) nhằm bơm tinh dầu vào thân cây. Việc khoan cây dó làm tổn thương cây được xem là nguyên nhân tác động kích thích tạo trầm cho cây dó đơn thuần bằng phương pháp vật lý. Theo phương pháp này thì nhựa cây sẽ tiết ra bao lại vết thương lâu ngày sẽ thành trầm hương. Khi bơm chế phẩm tạo trầm được từ 8 tháng trở lên dầu trầm đã tích tụ và có thể thu hoạch. Nhưng nếu có điều kiện thì bơm nhiều lần cũng với thời gian kéo dài sẽ cho loại trầm chất lượng tốt, giá cao. "Chế phẩm kích thích cây dó tạo trầm chính gia vị hữu hiệu giúp dó tạo trầm”, ông Khoan hoan hỉ khẳng định hiệu quả chế phẩm do chính tay ông sáng chế. Công thức tạo trầm đã có cho nên muốn thành công trong việc tạo trầm chỉ cần làm đúng, bơm đủ trúng mùa bội thu.



Chia sẻ "quả ngọt”

Không chỉ tự cung, tự cấp hỗn hợp tạo trầm cho 7ha cây dó (khoảng 3.000 cây) của gia đình, ông Khoan còn cung cấp chế phẩm ra thị trường với mức giá 150.000 đồng/lít. Hiện chế phẩm này có khả năng áp dụng cho tất cả các vùng miền trong cả nước không cần phân biệt thổ nhưỡng, khí hậu. Không phải che giấu công thức làm giàu từ việc tạo trầm, vì vậy theo ông Khoan hiện nay có ba công thức tạo trầm có giá trị cao. Thứ nhất, tạo dáng thành những cây trầm kiểng, giá cả hấp dẫn (vô giá) tùy sở thích từng người. Cách thứ hai, gia công thành mảnh, miếng trầm kiến giá dao động từ 3 triệu đồng trở lên. Cách thứ ba đó là, cả cây bỏ vào máy xay nhỏ ngâm ủ, chưng cất lấy dầu và tinh dầu trầm hương. Sản phẩm này có giá cao ngất ngưởng từ 7 -10 ngàn USD/lít. Với quan điểm thành công của mình chính là thành công của người khác cho nên ông Khoan tận tình giúp đỡ và phổ biến kiến thức cũng như kinh nghiệm trồng dó tạo trầm cho nông dân cả nước. Ông Khoan cho rằng, có nhiều cách để thoát nghèo song cách tạo trầm từ cây dó bầu, dó me là một cách hoàn toàn có thể thực hiện được. Chỉ vào một số thành phẩm, ông Khoan hớn hở cho hay: "Chế phẩm của tôi có thể tạo ra trầm loại 3-4 trong khi hiện nay trên thị trường chỉ có thể tạo ra trầm loại 5-6. Chính vì, chất lượng trầm tốt nên sản phẩm của ông đang được chào đón ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Thời gian qua, khách hàng từ Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore không ngừng tìm hiểu sản phẩm với mong muốn đặt hàng số lượng lớn”. Ông Khoan còn mật bí thêm, Thái Lan và Trung Quốc có ngỏ ý mua công thức chế phẩm tạo trầm song ông nhất định không bán mặc dù giá chào hàng rất cao. Theo ông Khoan, ông sẽ tiếp tục giữ độc quyền về công thức chế tạo chế phẩm tạo trầm góp phần tạo vốn riêng cho Việt Nam mà không nước nào có được.

Đời phu tìm trầm gian nan cực khổ khi hàng ngày phải băng rừng, lội suối thậm chí vào tận chốn thâm sơn cùng cốc. Song vì miếng cơm, manh áo nên khổ thế, khổ nữa phu tìm trầm cũng có thể vượt qua. Để có thể tìm ra trầm hương, ông Khoan cùng các phu phen khác phải lục lọi khắp các cánh rừng miền Đông Nam bộ, miền Trung, thậm chí còn lần mò sang tận Lào, Campuchia với hy vọng đổi đời từ trầm tự nhiên, nhưng không có kết quả.

Mấy chục năm sống với nghề tạo trầm, vì thế đối với ông nghề này vừa là miếng cơm manh áo vừa là nghệ thuật. Và điều quan trọng nhất là thành quả sáng chế của ông được các Bộ ngành công nhận. Cụ thể, "phương pháp kích thích và chế phẩm vi sinh kích thích cây dó để tạo trầm hương” của nông dân Trương Thanh Khoan đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận bằng độc quyền sáng chế. Năm 2014, ông Khoan được Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo (Trung ương Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam) chứng nhận "Danh hiệu cúp vàng sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ưa dùng, dịch vụ hoàn hảo năm 2014”. Trước đó, năm 2013, chế phẩm kích thích cây dó để tạo trầm hương của ông cũng đoạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012-2013).
                                                                       Theo : daidoanket.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.468.906
Tổng truy cập: