CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Sơn nữ chơi cồng chiêng giữa núi rừng Tây Nguyên
(Ngày đăng: 24/10/2014   Lượt xem: 496)
Tiếng chiêng mẹ vang lên, hai chiêng con bắt nhịp theo và đến lượt chiêng bố, những phụ nữ Ba Na quấn xà rông nhịp nhàng nhún nhảy theo vòng tròn.
rav1-5434-1413950944.jpg

Dù bận rộn công việc gia đình, các chị em vẫn tranh thủ tập luyện sau khi làm nương rẫy.

Quan niệm việc đánh cồng chiêng chỉ do đàn ông đảm nhiệm thay đổi khi xuất hiện đội nữ ở làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai). Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005. Việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng trong buôn làng ngày càng được coi trọng. Xuất phát từ ý nghĩa đó, đội cồng chiêng nữ của các cô gái người Ba Na làng Leng được thành lập.

Những ngày đầu chỉ có hơn 10 chị em tham gia, đến nay đã lên tới 45 người. Hiện làng có 5 đội chiêng với các thành viên đủ lứa tuổi. Đội làng Leng là đội chiêng nữ duy nhất ở tỉnh Gia Lai.

Khi ông mặt trời đã khuất sau ngọn núi, công việc trên nương rẫy đã được chị em thu xếp đâu đó, làng lại rộn lên tiếng nhạc. Trong khuôn viên nhà rông, đội cồng chiêng nữ làng Leng tụ tập đầy đủ, say sưa với những bản nhạc truyền thống của người Ba Na. Những sơn nữ trong bộ trang phục của dân tộc mình, trên tay là chiếc chiêng gõ theo nhịp điệu, dân làng vui vẻ nhảy múa theo.

Anh Đinh Ply, Bí thư làng Leng, người vận động chị em thành lập đội chiêng, tâm sự: "Ban đầu, tôi nghĩ việc vận động chị em tham gia sẽ gặp khó khăn nhưng thật sự rất bất ngờ trước sự hưởng ứng nhiệt tình từ người trẻ cho tới người già".

rav2-9570-1413950944.jpg

Đội cồng chiêng làng Leng được mời đi diễn ở nhiều sự kiện.

Tiếng chiêng muốn ngân vang da diết, hùng hồn, truyền tải được hơi thở của núi rừng thì phải có đủ cả gia đình chiêng (gồm ba cặp chiêng bố, mẹ và con). Khi tiếng trống dạo đầu vang lên thì hai chiêng mẹ bắt nhịp theo, đến hai chiêng con, cuối cùng là chiêng bố rồi quay vòng. Tùy theo âm điệu bài chiêng, người đánh trống sẽ đánh nhịp nhanh, chậm và cao, thấp khác nhau, rồi đội chiêng tuần tự bắt nhịp theo. Chị Đinh Thị Dom cho biết: "Phân công rõ ràng người chơi chiêng mẹ, chiêng con và chiêng bố, nhưng trong đội ai cũng biết đánh tất cả các loại chiêng để có thể thay thế nhau khi cần".

Đánh chiêng đối với nam đã khó, đối với nữ còn khó hơn. Ngoài việc phải có sức khỏe dẻo dai thì người chơi còn phải cảm nhận được hết cái nét đẹp của từng nhịp chiêng, vì đó là vẻ đẹp tâm hồn người Tây Nguyên. Những khó khăn ban đầu rồi cũng qua đi. Khi tập thuần thục được bài nhạc chiêng đầu tiên, nhiều chị em trở nên say mê hơn, chăm tập luyện hơn.

Hàng ngày vẫn đi làm rẫy bình thường, tối đến mọi người tập trung về ngôi nhà rông của làng tập luyện. Cánh đàn ông trong buôn luôn tạo mọi điều kiện cho chị em có thời gian đi tham gia tập luyện và biểu diễn. Trong các sự kiện của buôn làng như lễ bỏ mã, lễ cúng lúa mới… các chị em đều gác lại công việc của gia đình để tham gia cùng đội chiêng.

Đội chiêng của làng Leng đã được mời trình diễn ở nhiều sự kiện như Festival Cồng chiêng quốc tế tại Gia Lai năm 2009, khai trương làng văn hóa Các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội năm 2010...

                                                                   Theo : vnxpress.net

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.469.195
Tổng truy cập: