CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Nguồn vốn giúp làng nghề hồi sinh
(Ngày đăng: 10/09/2014   Lượt xem: 475)

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Diên Khánh cho biết, thời gian qua ngành Ngân hàng tại địa phương đã tạo điều kiện cho các cơ sở đúc đồng Phú Lộc vay vốn, nguồn vốn vay được sử dụng rất hiệu quả, đối tượng vay trả nợ đúng thời hạn. Hiện làng nghề đúc đồng Phú Lộc đã phát triển ổn định, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Làng nghề đúc đồng Phú Lộc (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có hàng chục lò nấu đồng, bình quân mỗi lò đúc 30 bộ sản phẩm/tháng. Hàng năm, làng nghề này có khoảng 3.000 bộ sản phẩm được đưa ra thị trường, người lao động của làng nghề có thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Điều đáng nói là chính nguồn vốn của các ngân hàng cho các hộ làm nghề đúc đồng vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp vực dậy làng nghề một thời bị mai một, phân tán…


Nhờ có vốn ngân hàng, làng nghề đúc đồng Phú Lộc đã hồi sinh

Làng nghề đúc đồng Phú Lộc được hình thành từ thế kỷ thứ XIX, cách đây khoảng trên 250 năm, được các nghệ nhân truyền lại trong dòng tộc và con cháu trong làng nghề, qua nhiều thế hệ vẫn duy trì mãi cho đến ngày nay. Đây là một trong số ít làng nghề được vua Tự Đức ban Sắc phong công nhận, hàng năm nhằm ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây làm giỗ Tổ nghề đúc đồng và tổ chức theo nghi thức tế lễ truyền thống.

Hợp tác xã (HTX) đúc Cao Thắng ra đời những năm từ 1979 đã có những hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân, nâng cao được thu nhập cho các xã viên và đã được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3. Tuy nhiên, từ năm 1988, với chủ trương Nhà nước xóa bỏ bao cấp, phát triển kinh tế thị trường, HTX không đủ năng lực để cạnh tranh dẫn đến phải giải thể, các nghệ nhân và thợ làng nghề phải tìm việc khác kiếm kế sinh nhai.

Không để cho làng nghề của mình bị mai một, năm 2003, ông Nguyễn Văn Nhường đã vận động các xã viên thành lập HTX đúc Phú Lộc với 20 hộ xã viên. Ông Nhường cho hay, sau khi được thành lập, khó khăn chồng chất, nhiều đêm phải suy nghĩ tìm cách phát triển làng nghề. Lối thoát khó đã đến khi ông Nhường được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) cho vay 50 triệu đồng. Nhớ lại hồi đó, cầm được tiền trên tay là nắm chắc phần thắng, không ngần ngại ông đã sử dụng số tiền này để mua nguyên liệu đồng về sản xuất. Nhiều năm liên tiếp làm ăn có lãi, HTX đã trả nợ cho ngân hàng, đồng thời tạo được nguồn vốn cho các xã viên khác hoạt động.

Trước đây, do nguồn vốn hạn hẹp HTX chỉ sản xuất các mặt hàng truyền thống như: chân đèn, lư hương, cổ bồng, đài hoa... Song nhờ có nguồn vốn từ ngân hàng, cộng thêm vốn tự có, HTX đúc Phú Lộc phát triển đa dạng các mặt hàng thông qua hợp đồng với các đơn vị sản xuất sản phẩm phục vụ công nghiệp như kẹp cáp điện, các chi tiết máy xay cà phê… HTX đã phát triển mạnh, các sản phẩm làm ra được cung cấp đến thị trường Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk, Nghệ An, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh…

Nghệ nhân Biện Cư (thị trấn Diên Khánh), người đã gắn bó với nghề đúc đồng gần 50 năm cho biết, gia đình có 5 thế hệ gắn bó với nghề đúc đồng, các sản phẩm tạo ra là tất cả công sức của các thành viên trong gia đình. Ông chia sẻ, năm 2010, hoạt động sản xuất của gia đình bị gián đoạn, thiếu tiền mua nguyên liệu, sản xuất phải điêu đứng vài tháng trời, chẳng làm được hàng hóa, mất việc làm… Để vực dậy nghề, nghệ nhân Biện Cư tìm đến Eximbank và được cho vay 100 triệu đồng. Từ khi có được nguồn vốn, ông Biện Cư đầu tư mạnh vào sản xuất và cho ra lò nhiều loại sản phẩm. Hiện trung bình mỗi năm hộ của ông Biện Cư sản xuất khoảng 3 - 4 tấn đồng thành phẩm…

Nghệ nhân này khẳng định, có được cơ ngơi như hôm nay là nhờ vào nguồn vốn của ngân hàng với lãi suất thấp, phù hợp với những người sản xuất đúc đồng. Ngân hàng chính là chiếc cầu nối rất quan trọng góp phần đưa sản phẩm làng nghề đến tận tay người tiêu dùng, nhờ nghề này mà nhiều nghệ nhân, hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm đúc đồng đã xây dựng được những ngôi nhà hàng trăm triệu đồng, các con cháu nối tiếp được nghề.

Tại làng nghề hiện nay, các cơ sở sản xuất đã nghiên cứu, sản xuất thành công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch, với nhiều dòng sản phẩm tinh tế như hổ, trâu, ngựa, chim yến, rùa, ó, đầu rồng, trống đồng cổ, lục lạc…

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Diên Khánh cho biết, thời gian qua ngành Ngân hàng tại địa phương đã tạo điều kiện cho các cơ sở đúc đồng Phú Lộc vay vốn, nguồn vốn vay được sử dụng rất hiệu quả, đối tượng vay trả nợ đúng thời hạn. Hiện làng nghề đúc đồng Phú Lộc đã phát triển ổn định, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương
                                                                        Theo : thoibaonganhang.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

28
Đang xem:
72.469.515
Tổng truy cập: