CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Nên gom ruộng, giao cho một bộ phận làm
(Ngày đăng: 21/02/2014   Lượt xem: 415)

Ông Nguyễn Trí Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện tượng nông dân bỏ ruộng là tất yếu xảy ra vì hiện nay thu nhập của người nông dân thông qua làm ruộng rất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu của đời sống.

Trong khi đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đang có hiện tượng tự phát.

Ông Đỗ Tất Nhật ở xã Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh) bên cánh đồng lúa thường xuyên bị mất mùa do chuột phá hại.

Ông Ngọc thừa nhận, hiện lực lượng lao động chính chỉ còn lại phụ nữ, người già và trẻ nhỏ, lao động chính hiện còn lại trong lĩnh vực nông nghiệp rất ít. Trong khi đó, giá lao động, nhất là lao động thời vụ hiện nay đã tăng lên khá cao.

Ưu thế lao động giá rẻ ở Việt Nam nói chung và vùng nông thôn nói riêng không còn nữa. Hiện giá lao động thời vụ, cấy thuê một ngày là 170.000 đồng, nếu phải chi phí cả tiền thuê làm đất, thuê cày, cấy, gặt... thì lợi nhuận chẳng còn bao nhiêu, thậm chí nếu lúa năng suất thấp thì còn không có lợi nhuận. Nhiều hộ đã bỏ ruộng hoặc cho đấu thầu lại, thậm chí cho mượn hoặc cho không, chỉ lấy một khoản đóng tiền dịch vụ cho hợp tác xã.

“Hệ quả của việc nông dân bỏ ruộng là một phần diện tích sẽ không được gieo cấy, thậm chí diện tích được gieo trồng rồi cũng không đủ lao động chăm sóc, năng suất và giá trị gia tăng đều bị ảnh hưởng. Việc tái cơ cấu của ngành nông nghiệp hiện nay cần phải tái cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu lao động, gom lại để giao cho một bộ phận, một nhóm người có điều kiện tổ chức sản xuất” - ông Ngọc nói.

Theo ông Ngọc, động lực cao nhất từ xa xưa của nông dân là “dân cày có ruộng”, ruộng luôn được coi là một tài sản có giá trị. Có nhiều nông dân thấy ruộng không thể nuôi được bản thân và gia đình nhưng về tâm tư họ vẫn coi đây là tài sản của họ và gia đình họ. Do đó, về mặt nào đó ruộng đất vẫn còn có ý nghĩa lớn đối với người nông dân. Một thực trạng hiện nay là có bộ phận nông dân chán ruộng, bỏ ruộng nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều doanh nghiệp, nông dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thu được lợi nhuận, thậm chí có thu nhập cao.

Ông Ngọc cho rằng, chúng ta cần có chính sách khuyến khích gom lại để giao cho những người còn thiết tha, còn tâm huyết với nông nghiệp. Đồng thời, cũng có chính sách đề giúp những người bỏ ruộng thấy không bị thiệt thòi thì mới tích tụ được ruộng đất để tiến tới sản xuất quy mô lớn. Muốn đẩy nhanh được quá trình này, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, đặc biệt là chính sách liên quan tới đất đai.

                                                                                            Theo: danviet

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.518.375
Tổng truy cập: