CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Nông thôn mới trên quê hương “Gái đảm”
(Ngày đăng: 05/10/2013   Lượt xem: 569)
Đan Phượng là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, quê hương khởi nguồn của phong trào “Phụ nữ Ba đảm đang” thời kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, Đan Phượng đang là điểm sáng về phong trào xây dựng nông thôn mới của TP Hà Nội.

3 mũi nhọn phát triển kinh tế

Chúng tôi về huyện Đan Phượng đúng dịp đoàn dân chính đảng xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội về tham quan, học tập các mô hình sản xuất của huyện. Cùng đi với bà con xuống các xã, được trực tiếp chứng kiến thành quả lao động, mới thấy hết được tâm huyết của chính quyền và nhân dân nơi đây trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới.

Ông Đinh Hữu Hạnh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, toàn huyện Đan Phượng tập trung vào 3 lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp tập trung, phát triển tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

Người dân chăm sóc hoa ly.

Đưa chúng tôi đi thăm cánh đồng hoa ly trái vụ cho năng suất cao ở xã Hạ Mỗ, ông Hạnh cho biết thêm: Mặc dù diện tích gieo trồng của huyện có xu hướng giảm do phát triển công nghiệp đô thị, song tổng sản lượng lương thực vẫn đạt ở mức cao, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như: Rau, hoa, cây ăn quả… Tính riêng năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện đạt 281 tỷ đồng, thu bình quân từ nông nghiệp, thủy sản trên 1ha canh tác đạt 204 triệu đồng/năm.

Đan Phượng đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, sinh thái bền vững. Toàn huyện đã chuyển đổi được 267ha lúa sang trồng cây ăn quả, hoa, rau an toàn có giá trị kinh tế cao, cũng từ đây đã xuất hiện mô hình cho thu nhập 1 tỷ đồng/1ha/1 năm như mô hình sản xuất hoa ly ở xã Hạ Mỗ.

Là đất “trăm nghề” nên từ lâu, Đan Phượng đã chú trọng phát triển các làng nghề theo hướng quy hoạch, bảo tồn và tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, hiện nay, 72 làng nghề của huyện, trong đó có 7 làng nghề được công nhận đầy đủ các tiêu chí đang phát triển khá tốt, người dân làm nghề có thu nhập cao. Điển hình như làng nem Phùng, sản xuất đồ gỗ ở Liên Hà…

Để nâng cao đời sống nhân dân, huyện Đan Phượng đã có chính sách mở kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, sản xuất tại địa phương. Đến nay, toàn huyện có 591 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Hiện đại điện-đường-trường-trạm

Đến bất kỳ làng, xã nào của huyện Đan Phượng đều thấy đường làng, ngõ xóm, khang trang, hiện đại, sạch sẽ. Đây là kết quả của việc thực hiện chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đồng tình ủng hộ”. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2012, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, Huyện ủy Đan Phượng đã ra chỉ thị về xây dựng đường làng ngõ xóm và nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2012, huyện đã đầu tư nâng cấp hơn 130.000m đường làng ngõ xóm với mức tổng đầu tư hơn 183 tỷ đồng, trong đó huyện đầu tư 100% nguyên vật liệu, còn lại do xã hội hóa. Đến nay, 100% các ngõ xóm được nâng cấp, cải tạo bê tông hóa, là huyện đứng đầu trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội làm tốt công tác xây dựng, cải tạo đường làng, ngõ xóm.

Nông dân Đại Mỗ thu hoạch hoa hồng.

Ông Nguyễn Công Soái, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội khẳng định: "Đan Phượng đang là địa phương dẫn đầu phong trào xây dựng nông thôn mới của Thủ đô; nổi bật là trong hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, quy hoạch làng nghề và dồn điền đổi thửa".

Ông Nguyễn Văn Cửu, Bí thư huyện ủy Đan Phượng chia sẻ với chúng tôi: Toàn huyện đã có 16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; bệnh viện đa khoa được công nhận là bệnh viện hạng II. Các trường học trong toàn huyện được xây dựng khang trang, sạch đẹp, chất lượng dạy và học được nâng lên. Năm 2012, có 32 trường học được thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia. Năm 2013, huyện tập trung xây dựng Trường Tiểu học thị trấn Phùng đạt chuẩn quốc gia, trở thành huyện đầu tiên trong toàn thành phố có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Một điểm nổi bật khác trong xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng đó là vấn đề quy hoạch và xử lý môi trường. Hiện nay, huyện đang dẫn đầu trong các huyện ngoại thành về xây dựng hồ, ao môi trường, thu gom xử lý chế biến rác thải. Toàn huyện đã quy hoạch được 108 hồ, ao môi trường, xây dựng 30 hồ, ao và 9 bãi trung chuyển rác thải có phương tiện đưa về nhà máy xử lý, chế biến rác thải công suất 200 tấn/ngày tại xã Phương Đình.

                                                                                                           Theo: QĐND

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.518.333
Tổng truy cập: