DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Nỗi lo bảo quản, phục chế tác phẩm nghệ thuật
(Ngày đăng: 02/12/2023   Lượt xem: 83)

Hàng ngàn tác phẩm, hiện vật quý đang đối mặt với nguy cơ xuống cấp, hủy hoại khi nằm trong các kho chứa chật chội, thiếu trang thiết bị kỹ thuật.

Đã 5 năm trôi qua, song câu chuyện về việc bảo tồn tác phẩm nghệ thuật Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí vẫn như một vết sẹo khó lành đối với những người trong giới bảo tàng, mỹ thuật. Nhưng vẫn còn đó hàng ngàn tác phẩm, hiện vật quý đang đối mặt với nguy cơ xuống cấp, hủy hoại khi nằm trong các kho chứa chật chội, thiếu trang thiết bị kỹ thuật.

Thiếu số lượng, yếu chất lượng

Tại tọa đàm về bảo quản phục chế tác phẩm mỹ thuật, TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhận định, hệ thống cơ sở kho và trang thiết bị phục vụ công tác lưu giữ, bảo quản các tác phẩm nghệ thuật theo quy định hiện đang thiếu cả số lượng lẫn chất lượng. Ngay tại bảo tàng đầu ngành về mỹ thuật, các kho lưu trữ mở (vừa là kho vừa mang tính chất trưng bày) cũng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của việc bảo quản.

Tu sửa tác phẩm Rượu cần của họa sĩ Kà Kha Sam
Tu sửa tác phẩm Rượu cần của họa sĩ Kà Kha Sam
Cùng chung lo lắng này, bà Trần Thị Khánh Hồng, Trưởng Phòng Kiểm kê, bảo quản Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, nơi lưu giữ hơn 22.000 hiện vật, nhiều nhất trong số các bảo tàng, cũng thừa nhận việc sở hữu những bộ sưu tập và hiện vật đa dạng vừa là một lợi thế lớn nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức nặng nề trong công tác bảo quản.

Theo bà Khánh Hồng, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn ngừa rủi ro có thể tổn hại đến hiện vật như: lắp đặt, theo dõi hoạt động qua hệ thống camera để giám sát, nhắc nhở, đặt các bảng cấm tại không gian trưng bày nhằm ngăn chặn khách tham quan tiếp xúc trực tiếp vào hiện vật; tác động vào tranh; giảm thiểu ánh sáng từ đèn flash… Song, do kiến trúc ban đầu của tòa nhà nên diện tích các phòng trưng bày đa số nhỏ hẹp, khoảng cách giữa hiện vật với người xem quá gần, khó xây dựng hành lang an toàn để bảo vệ hiện vật và ngừa các yếu tố gây hại từ khách tham quan như sờ, chạm, tác động lên hiện vật gây nên tình trạng hư hại không đáng có.

Với Bảo tàng Mỹ thuật Huế, tình trạng bảo quản, lưu giữ hiện vật còn khó khăn hơn nhiều. ThS Đinh Thị Hoài Trai, giám đốc bảo tàng, cho biết, khí hậu Huế mưa nhiều, nóng ẩm, thích hợp với sự phát triển nấm mốc, song các không gian trưng bày tác phẩm nghệ thuật lại chưa được đầu tư hệ thống điều hòa, máy hút ẩm. Thêm nữa, tổng diện tích kho của bảo tàng chỉ có hơn 100m2 mà phải lưu trữ hơn 1.500 tư liệu, tác phẩm/hiện vật, trong đó nhiều hiện vật mang đặc thù văn hóa địa phương làm từ chất liệu không bền vững (giấy, vải…), nguy cơ hư hỏng rất cao.

Nhiều nút thắt cần tháo gỡ

                                           Theo:  sggp.org.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.489.352
Tổng truy cập: