DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Du lịch di sản: Cần cân bằng giữa bảo tồn và phát triển
(Ngày đăng: 10/05/2016   Lượt xem: 451)
Những năm gần đây, phát triển du lịch di sản là hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch của nước ta, thế nhưng việc phát triển du lịch di sản cũng đang đặt ra nhiều nỗi lo, làm thế nào để có thể cân bằng được việc phát triển du lịch, phát triển kinh tế đối với việc bảo tồn các di sản này.

Du lịch di sản:  Cần cân bằng giữa bảo tồn và phát triển

Di sản kêu cứu

Sau khi được thế giới bầu chọn là Kỳ quan thiên nhiên mới, du lịch Hạ Long đang phấn đấu để trở thành điểm đến có thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cũng đã nhiều lần phải kêu cứu bởi những tác nhân xấu từ du lịch.

Không chỉ vịnh Hạ Long, mà Cố đô Huế, phố cổ Hội An cùng một số di sản khác cũng đứng trước nguy cơ xuống cấp, khi đi cùng với du lịch lại có một số hoạt động không góp phần bảo tồn, mà còn tác động xấu tới di sản. Hai di sản thế giới là phố cổ Hội An và quần thể khu di tích Mỹ Sơn lại đối mặt với những vấn đề quá tải do lượng khách du lịch tập trung quá đông tại vùng lõi di sản.

Có thể thấy, phát triển du lịch gắn với di sản thu hút khá đông khách nhưng thực tế vẫn hiện hữu khá nhiều nỗi lo. Trong đó, nguyên nhân chính vẫn là tính ăn “xổi” trong cách làm du lịch của nhiều đơn vị địa phương. Điển hình như bãi tắm đẹp gần các khu dân cư như Bãi Cháy, Trà Cổ trong công tác vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều bất cập.

Tại Quảng Ninh, tình trạng chen lấn, xô đẩy tại khu vực cáp treo những ngay khai hội chùa Ngọa Long diễn ra hết sức phản cảm... Tại nhiều khu du lịch di sản, tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên vì quá tải. Làm thế nào để vừa khai thác được giá trị di sản để phát triển du lịch, vừa bảo đảm du lịch thật sự là hoạt động văn hóa vẫn là trăn trở của nhiều nhà văn hóa.

Phát triển phải gắn với bảo tồn

Theo thống kê, chỉ tính riêng di sản thế giới các loại hình: Phi vật thể, vật thể, di sản thiên nhiên thế giới, di sản cần bảo vệ khẩn cấp, di sản tư liệu thế giới… cũng đã có khoảng 30 di sản, chưa kể cả nước còn có tới hơn 30 di sản quốc gia đặc biệt, 3.168 di sản cấp quốc gia… Du lịch di sản cũng đem lại nguồn lợi không nhỏ cho địa phương.

Số liệu của Cục Di sản văn hóa cho thấy, di tích Cố đô Huế và vịnh Hạ Long đón xấp xỉ 2 triệu khách, thu về hàng trăm tỷ đồng từ việc bán vé; phố cổ Hội An đón 1,5 triệu khách, thu 65 tỷ đồng từ tiền vé; Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón 254.785 lượt khách, đem về 23,6 tỷ đồng từ tiền vé…

Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với quốc gia thành viên cũng như đối với các địa phương nơi có các di sản, là làm thế nào để có thể cân bằng được việc phát triển du lịch, phát triển kinh tế đối với việc bảo tồn các di sản này.

Theo TS Dương Bích Hạnh, Trưởng ban Văn hóa thuộc Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, nếu chỉ khai thác mà không quan tâm đến công tác bảo tồn sẽ dẫn đến chuyện di sản bị kiệt quệ. Khai thác du lịch phải góp phần nâng giá trị di sản ấy lên và phải tuyệt đối không xâm phạm đến di sản. Du lịch đó phải có sự giáo dục đi kèm để họ có ý thức bảo vệ di sản. Cần phải giải thích cho khách du lịch hiểu được giá trị của di sản ấy. Mỗi di sản của Việt Nam đòi hỏi một cách làm uyển chuyển và sáng tạo khác nhau. Nếu chúng ta làm thay đổi quá nhiều di sản, nó sẽ không còn là chính nó nữa và mất đi sự quan tâm của du khách với di sản. Điều quan trọng là phải nỗ lực để đạt được sự cân bằng trong việc gìn giữ, phát huy di sản và phát triển du lịch.

Theo TS Dương Bích Hạnh, Trưởng ban Văn hóa thuộc Văn phòng UNESCO tại Hà Nội: “Di sản văn hóa ở Việt Nam đang được khai thác để phục vụ du lịch một cách quá đà, thiếu tính bền vững. Du lịch biến một số loại hình văn hóa thành hàng hóa đơn thuần vì mục đích kinh tế. Chủ yếu, người dân cũng như các nhà quản lý nghĩ di sản phải gắn với phát triển du lịch, phát triển du lịch phải nâng cấp di sản, có quy mô hoành tráng. Mục đích kinh tế đã gây nên những tác động khiến di sản ngày càng méo mó”.

                                                                        Theo giaoducthoidai.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.489.001
Tổng truy cập: