DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Cần ứng xử văn minh ở các di tích
(Ngày đăng: 18/02/2014   Lượt xem: 396)

Những ngày đầu năm mới, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn tấp nập khách đến tham quan. Các vị phụ huynh cho con cháu đi vãn cảnh, cầu xin cho con học hành tấn tới. Các bạn trẻ rủ nhau đến thắp hương, xin chữ, cầu thi cử đỗ đạt. Nhờ lực lượng bảo vệ, tình nguyện viên thường xuyên nhắc nhở nên tình trạng người dân xoa đầu rùa, sờ vào bia đá lấy may năm nay đã hạn chế nhiều. Nhưng trong khu nhà Thái học lại diễn ra cảnh chen chúc, lộn xộn. Nhiều người chen nhau vây quanh hai tấm bảng gỗ có sơn son, viền vàng dựng sát góc nhà. Một số người dùng tay hoặc vật nhọn viết tên mình lên bảng. Thậm chí có người còn đặt tiền lẻ hoặc dùng tiền xoa lên bảng sơn. Họ cho biết, thấy bảo đây là "bảng vàng", viết tên lên sẽ gặp may mắn, đỗ đạt cao. Viết xong đặt tiền để điều cầu ước thành hiện thực. Nhiều người không biết rõ ngọn ngành, thấy người ta chen nhau viết thì cũng nhào vào.

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử, "bảng vàng" là bảng ghi tên người thi đỗ, hoặc bảng được dán giấy vàng, trên đó viết tên những người đỗ đạt khoa cử, thường đặt ở trường thi Hội hoặc cửa Ngọ Môn thời kỳ trước. Ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám không có "bảng vàng". Còn "bảng vàng" đặt trong nhà Thái học mà người dân đang đồn nhau, chen nhau viết tên mình lên chỉ là hai giá trưng bày hiện vật lịch sử. Hiện khu di tích này đang trong quá trình tu bổ, sắp xếp lại hiện vật, nên đặt tạm hai giá để đồ ở đó, không trưng bày gì. Nhân viên bảo vệ ở Văn Miếu đã nhiều lần giải thích, nhắc nhở người dân nhưng ít người nghe theo. Cộng với lượng người vào tham quan, khấn lễ quá đông, nên giải thích không xuể.

Viết tên lên "bảng vàng", sờ đầu rùa, thả tiền lẻ, cắm hương vào gốc cây cảnh, liều mình tranh cướp "hoa tre" trong hội Gióng... đều là biểu hiện của tình trạng thiếu hiểu biết về tôn giáo, văn hóa. Ðáng lo hơn khi tình trạng đó đang xuất hiện ở giới trẻ ngày càng nhiều. Mỗi cá nhân có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, với văn hóa dân tộc, với những quy tắc ứng xử văn minh, lịch sự. Do đó, cần sự giáo dục, tuyên truyền, nhắc nhở để trang bị sự hiểu biết cần thiết cho người dân, nhất là cho các bạn trẻ.

                                                                                             Theo: nhandan

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.499.620
Tổng truy cập: