KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
(29-33)- Hà Nội: Tạo lực đẩy đủ mạnh cho làng nghề phát triển
(Ngày đăng: 13/01/2024   Lượt xem: 93)

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận 3 làng nghề Hà Nội và 11 làng nghề truyền thống Hà Nội.

Trong đó, 3 làng nghề Hà Nội, gồm: Làng nghề mây tre đan (thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì); làng nghề mộc Triệu Xuyên (xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ); làng nghề cắt may (làng Táo, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ).

11 làng nghề truyền thống Hà Nội, bao gồm: Làng nghề trồng đào, cây cảnh thôn Đông Thai (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín); làng nghề khảm trai thôn Trung (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên); làng nghề khảm trai thôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên); làng nghề chế biến nguyên liệu khảm và khảm ốc trai thôn Thượng (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên); làng nghề khảm trai thôn Hạ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên); làng nghề mộc dân dụng thôn Chanh Thôn (xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên)…

Hà Nội đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khu vực làng nghề phát triển
Hà Nội đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khu vực làng nghề phát triển. Ảnh Cấn Dũng
Mỗi làng được công nhận làng nghề truyền thống Hà Nội được UBND thành phố tặng Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” và được hỗ trợ 12 triệu đồng. Mỗi làng được công nhận danh hiệu làng nghề Hà Nội được UBND thành phố tặng Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và được hỗ trợ 6 triệu đồng.
 
Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp bằng kinh phí, các làng nghề và làng nghề truyền thống của Hà Nội được ưu tiên tham gia vào các chương trình phát triển sản xuất, tiêu thụ khác hàng năm.
 
Theo bà Trần Thị Phương Lan- Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, khu vực làng nghề đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Những năm qua thành phố đã dành nhiều chương cho khu vực kinh tế này phát triển.

Riêng chương trình khuyến công, trong giai đoạn 10 năm thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến công, Hà Nội đã tổ chức 625 lớp truyền nghề, nâng cao tay nghề cho gần 22.000 lao động nông thôn, 16 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 800 lao động tại các tỉnh miền núi phía bắc nhằm liên kết vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đưa các nghề truyền thống của Hà Nội đến các tỉnh miền núi phía bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Kạn...; tuyên truyền, giới thiệu các văn bản, chủ trương, chính sách của Nhà nước, thành phố về khuyến công, phát triển nghề, làng nghề cho 6.000 lượt cán bộ; tổ chức 18 hội chợ, 4 triển lãm ngành hàng thủ công mỹ nghệ…

Đặc biệt, thành phố đã kết hợp nhiều chương trình, như: Khuyến công, xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển làng nghề, Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thành phố Hà Nội, hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã thành phố Hà Nội... nhằm gia tăng nguồn lực triển khai các hoạt động, từ đó nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề.

Dù đã có những chuyển biến đáng kể, tuy nhiên lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cũng cho rằng, việc phát triển làng nghề còn chưa tương xứng, với khoảng 1.350 làng nghề, làng có nghề tiềm năng kinh tế của khu vực này còn rất lớn.

Hạn chế của khu vực kinh tế này là quy mô cơ sở sản xuất nhỏ, sản xuất rời rạc, năng lực tài chính, tiếp cận khoa học công nghệ hạn chế, năng suất chất lượng, chuyển đổi số, kết nối giao thương, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm của các cơ sở sản xuất chưa cao, vòng đời sản phẩm chậm thay đổi, thông tin về nhu cầu thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu còn hạn chế nên việc hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn.

Mặt khác, dù đã huy động các nguồn lực tuy nhiên kinh phí cho triển khai các chương trình hỗ trợ làng nghề còn nhỏ, chưa tạo được lực đẩy đủ mạnh cho khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn.

Để khu vực này phát huy thế mạnh, cần xây dựng các cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ hơn. Tiếp tục thực hiện lồng ghép các đề án, chương trình, kế hoạch hiện có, như: Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm... để hỗ trợ các làng nghề.

Đa dạng hóa các hình thức thông tin truyền thông để các cơ sở sản xuất tại làng nghề nắm bắt và chủ động tham gia chương trình hỗ trợ. Tăng cường ứng dụng dựa trên các nền di động, công nghệ thông tin thông minh, thương mại điện tử trong quảng bá để giới thiệu sản phẩm làng nghề.

                                            Theo:  congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.489.350
Tổng truy cập: