KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Thực hiện quản lý nguồn gốc gỗ nguyên liệu tại làng nghề
(Ngày đăng: 06/11/2012   Lượt xem: 2151)

Kiểm soát chặt nhiều khâu 

Nhiều làng nghề chế biến gỗ trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh còn đang sử dụng một lượng lớn gỗ không rõ nguồn gốc để sản xuất. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi các rào cản thương mại quốc tế đối với sản phẩm đồ mộc xuất khẩu ngày càng được thắt chặt.

Gỗ quý không rõ nguồn gốc

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng tổ chức Forest Trends Mỹ vừa công bố kết quả khảo sát việc sử dụng gỗ nguyên liệu tại 5 làng nghề chế biến gỗ: Liên Hà (Đan Phượng), Vạn Điểm (Thường Tín), Hữu Bằng (Thạch Thất), Đồng Kỵ (Bắc Ninh) và La Xuyên (Nam Định) cho thấy, nguyên liệu sử dụng để chế biến tại các làng nghề khá đa dạng, từ gỗ rừng tự nhiên đến gỗ nhân tạo. Trong đó, làng nghề Vạn Điểm, Đồng Kỵ, La Xuyên sử dụng chủ yếu các loại gỗ quý hiếm như hương, trắc, mun, gụ; làng nghề Hữu Bằng và Liên Hà sử dụng gỗ rừng tự nhiên thông thường và gỗ nhân tạo.

Anh bai NNNT 248.JPG

Sản xuất gỗ tại xã Vạn Phúc, huyện Thường Tín. Ảnh : Quang Thiện

Điều đáng lo ngại, đa số các cơ sở sản xuất trong làng nghề ít quan tâm đến nguồn gốc và tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu. Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ các cơ sở sản xuất gỗ tại La Xuyên, Đồng Kỵ và Hữu Bằng không đáp ứng được yêu cầu quản lý gỗ của Nhà nước chiếm tới 96 - 100%; tại làng nghề Vạn Điểm, Liên Hà là từ 38,5 - 47,8%. Điều này tạo điều kiện cho việc tiêu thụ gỗ khai thác bất hợp pháp.

 Hiện cả nước có trên 300 làng nghề chế biến gỗ, sử dụng khoảng 350.000 - 400.000m3 nguyên liệu/năm. Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends nhận định, gỗ nguyên liệu nhập khẩu tại các làng nghề thông thường không có giấy chứng nhận xuất xứ, mua bán trao tay, không có hóa đơn cơ hội xuất khẩu thủy sản. Gỗ khai thác trong nước cũng trong tình trạng tương tự. Nguyên nhân do người sản xuất thiếu hiểu biết về các quy định quản lý nguyên liệu của Nhà nước và sự buông lỏng quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.

Khó nhưng vẫn phải làm

Đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu đến 120 nước trên toàn thế giới, trong đó thị trường lớn nhất là Mỹ và EU, chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 3,9 tỷ USD.

Sau khi Mỹ có đạo luật Tracy về truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu, năm 2010 Việt Nam tiếp tục đàm phán với EU Hiệp định đối tác tự nguyện FLEGT về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Theo những quy định này, các làng nghề chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với những khó khăn khi thực hiện quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp. Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Trưởng Ban quản lý Cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà, huyện Đan Phượng chia sẻ, hiện nay, nghề chế biến gỗ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, ô nhiễm môi trường, điện... Nếu thực hiện đầy đủ quy định về quản lý nguồn gốc gỗ sẽ gia tăng chi phí sản phẩm thêm 10%. Do đó cần có chính sách tháo gỡ từ Nhà nước.

Ông Nguyễn Bá Tuấn, chủ một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức cho rằng, quản lý nguồn gốc gỗ nguyên liệu là việc cần thiết phải làm. Tuy nhiên, Nhà nước cần tuyên truyền rộng rãi tới người dân và kiểm soát từ nhiều khâu chứ không chỉ riêng từ phía làng nghề. Đặc biệt, việc quản lý phải đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các cơ sở sản xuất.

 Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, làng nghề chế biến gỗ có vai trò rất lớn đối với kinh tế của các địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới xúc tiến xuất khẩu. Để giúp các làng nghề mộc phát triển bền vững, Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ từng khâu của quá trình sản xuất, chế biến và lưu thông, nhằm đảm bảo nguyên liệu sử dụng là hợp pháp trước khi sản phẩm cuối cùng được tạo ra và lưu thông trên thị trường. 

Theo KTĐT

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.490.142
Tổng truy cập: