KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Làng mộc La Xuyên gặp khó
(Ngày đăng: 02/11/2012   Lượt xem: 1284)

“Chính tâm lý “ăn xổi” không chịu đầu tư cho nghiên cứu phát triển mẫu mã, sản phẩm mất đi nét riêng và ngày càng bị đồng bộ hóa đã khiến La Xuyên đứng trước khó khăn như hiện nay…”, đó là lý giải của Nghệ nhân Nguyễn Văn Dức về nguyên nhân khiến doanh thu của làng nghề sụt giảm nhanh chóng từ đầu năm tới nay.

lang-moc-La-Xuyen-dang-gap-.jpg

La Xuyên là làng nghề mộc mỹ nghệ nổi tiếng không chỉ của tỉnh Nam Định mà tên tuổi của La Xuyên còn được khẳng định trong hệ thống làng nghề mộc mỹ nghệ trên cả nước xuất khẩu cao su. Điều đó được chứng minh rõ ràng nhất qua sự phát triển của La Xuyên với hàng nghìn cơ sở sản xuất, hơn 20 DN và thị trường tiêu thụ của làng nghề phủ rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, kim ngạch xuất khẩu cũng đạt 3-4 tỷ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, theo nghệ nhân Nguyễn Văn Dức, bắt đầu từ năm 2011, La Xuyên đã có chiều hướng đi xuống. Nếu như năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề vẫn rất sôi động, mỗi ngày đều có các chuyến hàng được vận chuyển ra khỏi làng nghề, doanh thu của làng nghề cũng đạt khoảng 150 tỷ đồng, đó là chưa kể doanh thu xuất khẩu thủy sản của một số DN lớn. Sang đến đầu năm 2011, sự phát triển của làng nghề đã có dấu hiệu chậm lại, mặc dù đơn đặt hàng nội địa và xuất khẩu vẫn đủ cho các DN, cơ sở sản xuất. Từ những tháng cuối năm 2011 và bước sang năm 2012, đơn hàng về La Xuyên sụt giảm nhanh chóng, sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ, hiện đã có nhiều DN phải sản xuất cầm chừng. Dự kiến, mức doanh thu của làng nghề chưa đạt 50% so với năm 2010.

Sự xuống sắc của làng nghề mộc mỹ nghệ La Xuyên không phải là cá biệt, hầu hết các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên cả nước đều ở trong tình trạng như vậy. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, thị trường xuất khẩu khó khăn…đã khiến không chỉ DN, làng nghề La Xuyên mà hầu hết DN trong ngành thủ công mỹ nghệ đều đang gặp khó xuất khẩu cà phê. Song theo nghệ nhân Nguyễn Văn Dức, những tác động bên ngoài chưa phải là nguyên nhân chính khiến La Xuyên “xuống sắc” mà chính là sự “ăn xổi” làm theo mẫu mã đặt sẵn, đồng bộ hóa sản phẩm… mới là nguyên nhân dẫn tới những khó khăn của La Xuyên hiện nay. Trong suốt 10 năm trở lại đây, các DN, cơ sở sản xuất của làng nghề đều sản xuất theo mẫu đặt sẵn và DN chỉ đơn giản là gia công theo mẫu mà không hề có sự đầu tư cho việc sáng tạo mẫu mã. Rồi việc áp dụng máy móc vào sản xuất hàng loạt làm cho sản phẩm mất dần sự tinh tế, nét mềm mại, sang trọng đặc trưng của sản phẩm mộc La Xuyên khiến sản phẩm của làng nghề không tạo được sự khác biệt, điều đó cũng đồng nghĩa với giá trị sản phẩm ngày một giảm.

Việc nhìn ra những hạn chế của La Xuyên không phải là quá khó khăn nhưng giải pháp khắc phục mới là câu hỏi khó, bởi theo nghệ nhân Nguyễn Văn Dức: Để nghiên cứu, phát triển được mẫu mã mới đòi hỏi phải có đội ngũ lao động giỏi tay nghề, có kiến thức về mỹ học…Tuy nhiên, hầu hết lớp thợ trẻ của La Xuyên ngày nay đều không hội tụ được những yếu tố này, ngay cả những tinh hoa truyền thống của làng nghề giờ lớp thợ trẻ cũng chưa biết, hiểu hết, chưa làm được . Đây là hậu quả của việc đào tạo thợ cấp tốc với thời gian dạy nghề trung bình từ 5 đến 6 tháng là đã ra nghề trong khi theo tiêu chuẩn truyền nghề của các cụ ngày xưa phải học 3 năm lúc đó mới biết nghề chứ chưa nói đến thành thạo nghề.

Thực tế, sự hạn chế của chương trình đào tạo ngắn hạn, nhất là trong đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ đã được không ít các chuyên gia chỉ ra và hệ lụy từ những hạn chế này không chỉ La Xuyên mới gặp phải mà làng nghề mộc Đồng Kỵ nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh cũng đang gặp phải vấn đề này . Thiết nghĩ, đào tạo nghề, đào tạo nâng cao tay nghề là chủ trương hoàn toàn đúng đắn nhưng triển khai như thế nào, thời gian bao lâu là phù hợp với từng loại ngành nghề lại là vấn đề cần tính toán.

Với La Xuyên, làng nghề có hẳn một Hợp tác xã Đồng Tâm chuyên đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho làng nghề, hợp tác xã nên có sự thay đổi trong hình thức đào tạo, đào tạo thành nhiều khóa, xen kẽ với việc thực hành tại các cơ sở của nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề nhằm tạo nên sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống . Có thể khi đó sản phẩm của La Xuyên sẽ tìm lại sự tinh tế, mềm mại, sang trọng đặc trưng của sản phẩm truyền thống, được người tiêu dùng ưa chuộng./.

Theo VEN

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.497.266
Tổng truy cập: