KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Lụa Vạn Phúc thoi thóp trước hàng Trung Quốc
(Ngày đăng: 08/07/2013   Lượt xem: 1009)
Làng Vạn Phúc (Hà Đông) giờ không còn tiếng lách cách ràng của những khung dệt, hình ảnh những dải lụa óng ả phơi mình ven sông Nhuệ cũng chỉ còn trong ký ức. Giờ khắp làng là những hàng quán xô bồ, những quầy bán lụa cũng chỉ ngập hàng nhập từ nơi khác. Thương hiệu lụa Vạn Phúc đang dần mờ bóng.

Những khung dệt đang dần biến mất tại Vạn Phúc.
Làng Vạn Phúc vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn năm nay bởi lụa ở đây có chất lượng tốt, mềm,
Theo truyền thuyết nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn ngàn năm trước, do một vị tổ sư tên Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng Vương, truyền dạy. Sau này khi bà mất, dân làng tôn bà làm Thành Hoàng, tổ sư nghề dệt, thờ tại đình làng Vạn Phúc, lấy ngày sinh của bà 10 tháng 8 (âm lịch), và 25 tháng Chạp (âm lịch) - ngày mất của bà làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm.
mỏng, nhẹ, thoáng mát nhưng không rạn, nhăn; qua thời gian màu không phai, hoa văn vẫn sắc nét.
 
Thời kỳ hưng thịnh hầu như nhà nào trong làng cũng làm nghề với vài ngàn máy dệt. Đầu làng, cuối xóm đâu đâu cũng nghe thấy tiếng thoi đưa thậm chí suốt cả ngày lẫn đêm.
 
Mai một từng ngày
 
Trước năm 1999, còn khá nhiều làng nghề trồng dâu, nuôi tằm trong cả nước nên nguồn cung tơ  ổn định, nhưng sau đó số lượng làng duy trì nghề này càng ngày càng giảm. Hiện nay nguồn cung tơ nguyên liệu ở nước ta chỉ còn ở một vài nơi, giá thành cũng tăng lên gấp đôi so với trước. Điều này, gây khó khăn cho các hộ làm nghề dệt. Cùng với đó thị trường tiêu thụ cho mặt hàng lụa không lớn lại bị hàng Trung Quốc và nhiều nơi khác cạnh tranh nên thường xuyên ế ẩm.
 
 
Ông Dương, người làm nghề dệt hơn 30 năm ở làng Vạn Phúc, cho biết: “khoảng năm 2008 trở lại đây giá tơ nguyên liệu và giá thuê nhân công đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên giá thành sản phẩm thì lại tăng không đáng kể. Thêm vào đó hàng dệt ra cũng khó tiêu thụ, việc thu mua tơ nguyên liệu cũng bấp bênh. Nhiều lúc dệt 1m lụa tính ra đã lỗ vài nghìn rồi, mà hàng lại còn ế ẩm khó bán. Làm ăn thua lỗ kéo dài khiến quá nửa hộ gia đình vốn chuyên làm dệt cũng phải chuyển nghề khác”.
 
Cùng với đó là quá trình đô thị hóa, những thiết bị hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều tại đây kèm theo đó là các dịch vụ kiếm tiền nhanh chóng và ít vất vả hơn. Ngôi làng cổ dần mất bóng, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng, những dãy phố khang trang với các hàng quán, văn phòng.
 
Trước cả làng có hơn 1000 máy dệt hoạt động hết công suất, giờ thì chỉ còn khoảng hơn 200 cái, hoạt động cầm chừng. Hai phần ba số đó chỉ làm mùa vụ một vài tháng còn phủ bụi quanh năm. Những gia đình làm nghề cũng phải kiếm thêm nghề phụ khác để sinh sống.
 
“Dù hàng năm có nhiều lễ hội nhằm lưu giữ những nét văn hóa của làng lụa Vạn Phúc nhưng nói thực chính mình còn thấy khó mà giữ nổi. Lớp trẻ giờ cũng chẳng quan tâm đến việc học nghề vì nghề giờ cũng chẳng đủ để chúng sống. Người trong làng cũng chẳng giữ được văn hóa thương hiệu của làng", ông Dương buồn rầu nói.
 
Đánh mất thương hiệu vì dùng hàng Trung Quốc
 
Những cửa hàng san sát tại Vạn Phúc
 
Xét về giá thành lụa Vạn Phúc khó có thể cạnh tranh với lụa xuất xứ Trung Quốc đang được nhập khá nhiều về Việt Nam. Lụa Trung Quốc nhiều màu sắc kiểu dáng, giá chỉ từ 50.000-80.000 đồng/m. Nhưng do được dệt bằng sợi tổng hợp nên không có độ mát, bền, đẹp và chống nhăn như lụa dệt bằng tơ tằm thật.
 
Trong khi đó giá lụa Vạn Phúc dệt bằng tơ tằm khá cao từ 180.000 đến 500.000 đồng/m; những loại lụa dệt bằng sợi tơ nhân tạo visco cũng có giá từ 80.000 đến 120.000 đồng/m. 
 
Tuy nhiên nếu khách hàng không “sành” thì khó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa những loại lụa này. Chính vì vậy, với tâm lý muốn nhanh chóng thu được lợi nhuận cao, không phải vất vả sản xuất mà những cửa hàng bán lụa tại Vạn Phúc đã bày bán cả hàng Trung Quốc lẫn lộn với hàng truyền thống. Một nghệ nhân trên 70 tuổi tại Vạn Phúc buồn bã thừa nhận: “100% các cửa hàng trong làng giờ đều có bán hàng Trung Quốc. Nếu không thì cũng là lụa nhập từ Nha Xá, Hà Nam. Lụa Vạn Phúc giờ còn lại ít lắm…”
 
Lụa Vạn Phúc không có nhiều màu sắc kiểu dáng, da dạng như hàng Trung Quốc nên thường bị lép vế. Dần dần, lụa Vạn Phúc tự đánh mất thị trường, thậm chí còn hủy hoại thương hiệu quý giá của chính mình khi giờ đây du khách đến chơi làng truyền tai nhau lụa làng giờ kém sắc, kém bền.
 
Nhiều cửa hàng tại Vạn Phúc đang bán hàng Trung Quốc và hàng kém chất lượng nhập từ nơi khác.

Gìn giữ văn hóa được làng nghề truyền thống không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu, những lễ hội tổ chức vài lần trong năm. Nghề chỉ dược duy trì khi người dân trong làng có được nguồn lợi từ chính nghề đó và nhận ra những giá trị do thương hiệu của làng nghề mang lại. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề khó khăn với Vạn Phúc nói riêng và hàng ngàn làng nghề trong cả nước nói chung khi phải tự mình loay hoay tìm lối ra cho sản phẩm thủ công cầu kỳ mà đắt giá.

                                                                                                         Theo: Sống Mới
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.501.103
Tổng truy cập: