Hẩu được xem là linh vật của người Hoa Phước Kiến ở Bình Dương. Theo dòng chảy thời gian, người Hoa Phước Kiến vẫn giữ kỹ thuật làm Hẩu cũng như truyền thống múa Hẩu của mình.
Ngoài múa Lân – Sư – Rồng, tỉnh Bình Dương còn có một hình thức múa độc đáo khác – chính là múa Hẩu, theo báo Bình Dương. Ảnh: Thúy Hường
Hẩu không dùng để múa biểu diễn phục vụ vui chơi, giải trí mà chỉ xuất hiện trong các lễ cúng thiêng liêng. Ảnh: Thúy Hường
Theo Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương, Hẩu là linh vật mà người Phước Kiến sùng kính, nổi bật với khuôn mặt dữ tợn. Ảnh: Thúy Hường
Theo chia sẻ từ những người làm Hẩu ở Bình Dương, làm Hẩu quan trọng và khó nhất là khâu làm đầu. Đầu Hẩu được tạo ra từ khuôn âm bản, nặn thủ công bằng đất sét. Ảnh: Thúy Hường
Hơn nữa, hương pháp đổ khuôn bằng silicon được áp dụng thay cho phương pháp truyền thống để tối ưu thời gian cũng như độ bền của đầu Hẩu. Ảnh: Thúy Hường
Nghệ nhân gắn thêm vành bằng tre để tăng độ chắc chắn. Ảnh: Thúy Hường
Sau khi đã hoàn thành phần đầu Hẩu, nghệ nhân bắt đầu “thổi hồn” vào Hẩu bằng cách vẽ màu. Ảnh: Thúy Hường
Tỉ mỉ trong từng nét vẽ. Ảnh: Thúy Hường
Hẩu có nhiều màu sắc như đen, đỏ, vàng hoặc xanh lá. Ảnh: Thúy Hường
Công đoạn cuối cùng của đầu Hẩu chính là bờm Hẩu, thường được làm bằng dây len để bền và bắt mắt. Ảnh: Thúy Hường
Đến Bình Dương vào dịp lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu vào rằm tháng Giêng Âm lịch và lễ hội ông Bổn, du khách có thể chiêm ngưỡng nghệ thuật múa hẩu, điểm nhấn đặc sắc riêng có trong lễ hội của người Phước Kiến nói riêng và người Hoa ở Bình Dương nói chung. Ảnh: Thúy Hường