HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
“Chìa khóa” giảm nghèo ở huyện Thiệu Hóa
(Ngày đăng: 16/01/2018   Lượt xem: 510)
Chị Phạm Thị Mỳ, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng giới thiệu sản phẩm.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn nên được huyện Thiệu Hóa xem là “chìa khóa” để giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, huyện Thiệu Hóa đã tăng cường quản lý hoạt động dạy nghề, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề, quy chế chuyên môn, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ học nghề; đầu tư trang thiết bị cho cơ sở đào tạo nghề công lập. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng  đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo yêu cầu; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội nói chung, người lao động nói riêng về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập. Ngoài ra, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch; tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu  học nghề của người lao động, kể cả lao động là người khuyết tật cũng như nhu cầu sử dụng qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, từ đó định hướng cho người lao động học các nghề mà doanh nghiệp cần, mời các doanh nghiệp trực tiếp đào tạo và tiếp nhận lao động... Điển hình trong việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động là doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng, ở thôn Hưng Long, xã Thiệu Long. Hiện doanh nghiệp đang tạo việc làm thường xuyên cho hơn 500 lao động với thu nhập bình quân từ 2 đến 4 triệu đồng/người/tháng. 

Chị Phạm Thị Mỳ, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng, cho biết: Ban đầu cơ sở chỉ tiếp nhận 20 lao động, mặt hàng chủ yếu là mây giang xiên, sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước. Đến năm 2006, sau khi đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, doanh nghiệp du nhập thêm nghề mây song, mây cói và mây nhựa và hướng đến thị trường châu Âu, Nhật Bản... Để bảo đảm nguồn hàng, doanh nghiệp không chỉ tuyển dụng lao động là người địa phương mà cả ở các huyện lân cận như Hoằng Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn... và tổ chức dạy nghề, làm nghề ngay tại địa phương, sau đó doanh nghiệp chủ động cung cấp nguyên liệu, thu sản phẩm, người lao động chỉ làm việc tại chỗ. Riêng năm 2017, doanh nghiệp nhận dạy nghề, tạo việc làm mới cho 200 lao động. Không chỉ dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động bình thường, doanh nghiệp còn nhận dạy nghề, tạo việc làm cho 30 lao động là người khuyết tật. Còn  nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tơ tằm Thanh Đức ở xã Thiệu Đô; làng nghề đúc đồng xã Thiệu Trung; các trang trại, mô hình nuôi con đặc sản... đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và giảm nghèo hiệu quả. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 6,9%, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh.

Ông Đào Hồng Quang, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, cho biết: Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã gắn liền với thực hiện các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, năm 2017, huyện đã mở 61 lớp với 2.200 lượt người học, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó có chứng chỉ nghề là 23%. Các nghề học xong có việc làm đạt 100%, như: Nghề may công nghiệp, mây giang xiên xuất khẩu, lái xe các hạng, ươm tơ, làm mi giả... Có 3 doanh  nghiệp lớn sử dụng khoảng 3.000 lao động có việc làm thường xuyên. Song song với giải quyết việc làm tại chỗ, huyện đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Trong năm 2017 đã đưa được 450 người đi làm việc tại nước ngoài, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 

Qua đào tạo nghề đã dần làm thay đổi nhận thức của người nông dân, giúp họ có thêm cơ hội chọn nghề, phát triển thêm nhiều nghề mới cho thu nhập ổn định.

                                                                                            Theo: baothanhhoa.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.471.261
Tổng truy cập: