HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Yêu di sản theo kiểu… hành chính
(Ngày đăng: 29/10/2015   Lượt xem: 643)

Đào tạo lực lượng kế cận là một trong những yêu cầu của quá trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Để tào tạo thế hệ trẻ, đã có chủ trương đưa một số loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống vào giảng  dạy trong các nhà trường phổ thông. Như ca trù chẳng hạn. Điều này có hiệu quả hay không, ngay trong giới nghiên cứu văn hóa  vẫn đang tồn tại những quan điểm khác nhau. 

Cách đây ít lâu, tại hội thảo về “Dạy và học với di sản phi vật thể vì một tương lai bền vững” tại Hà Nội do giữa Bộ VHTT&DL và Bộ GD – ĐT phối hợp tổ chức, vấn đề này đã từng được đưa ra bàn thảo. Cụ thể, giảng dạy di sản văn hóa phi vật thể trong nhà trường nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị của loại hinh diễn xướng dân gian. Theo đó các nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh; vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hóa để dạy và học.

Mới đây, trao đổi với Đại Đoàn Kết, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh- Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam bày tỏ quan điểm: “Tôi không phủ nhận ca trù là môn nghệ thuật của nhân dân. Tuy nhiên, tôi không tán thành việc đưa ca trù vào dạy cho học trò trong trường học. Làm gì có chuyện toàn dân đều hát ca trù. Đó là những mong ước hết sức hành chính. Ca trù chỉ có một số người dân thích, tại sao lại bắt toàn dân phải thích. Mà trẻ con hát ca trù phải có một trình độ nhận thức cao mới được. Đưa vào dạy trong các trường phổ thông là điều không thể…”

Cũng theo GS. Thanh: Tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị của di sản ca trù thì chúng ta cứ làm, đó cũng là trách nhiệm của giới truyền thông.  Nhưng không phải là “ép” trẻ nhỏ phải học và phải yêu, phải thích loại hình ấy. Bây giờ di sản phi vật thể nào cũng được UNESCO công nhận, rồi cũng bắt trẻ con nghe. Mỗi người đều phải có quyền lựa chọn. Ngay với các cụ xưa cũng vậy, ai thích thì theo…. 

Có thế thấy, trong sự cố gắng của nhiều trường phổ thông tại Hà Nội,   việc đưa học sinh tới tham gia CLB Em yêu lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để học lịch sử qua hệ thống bảo tàng cũng là một cách làm. Phương thức tổ chức dạy học giáo dục di sản văn hóa được thực hiện lồng ghép vào các môn học (ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật...), hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa)... đã ít nhiều mang lại nhiều hiệu quả. Điều đó cho thấy, việc đưa di sản thành một môn học riêng là chưa hợp lý. Ấy là chưa kể, với nhiều em cứ đến tiết học về âm nhạc truyền thống, còn cảm thấy chán nản và có tâm lý…sợ. 

Hiểu được di sản đã khó, yêu di sản để gìn giữ là yêu cầu cao hơn hẳn. Trong khi ngay cả các thế hệ con cháu nghệ nhân giữ lửa di sản cũng chưa thực sự mặn mà với nghiệp của cha ông mình. Có người băn khoăn: Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, yêu cầu các em nhỏ học thuộc ca trù kiểu tập thể như vậy, thì sẽ biểu diễn ở đâu?  

                                                                                                                          Theo: daidoanket.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

31
Đang xem:
72.468.934
Tổng truy cập: