HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Quán triệt Nghị quyết T.Ư 8, khóa XI: Thay đổi nhận thức, gạt trở lực vô hình
(Ngày đăng: 31/12/2013   Lượt xem: 570)

KỲ 4

Ta đang ở tâm trạng ngược lại lúc trước khi T.Ư ra Nghị quyết. Lúc chưa có Nghị quyết thì yêu cầu đổi mới, nhưng giờ lại thấy cái này cái kia không được. Cái phanh vô hình đang kéo chúng ta lại. Nên phải thay đổi nhận thức, phải có sự thống nhất cao độ để làm cơ sở tạo nên sự đồng thuận của cả xã hội - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhắc nhở lãnh đạo các trường ĐH, CĐ.

Ngành GD cùng thống nhất cách nhìn với Trung ương

11

Ngành Giáo dục thống nhất với T.Ư, giành phần khó về mình, phần dễ cho các em học sinh, vì lợi ích lâu dài của đất nước.

Bộ trường Phạm Vũ Luận

Vị lãnh đạo ngành Giáo dục đánh giá khu vực ĐH, CĐ đã sớm triển khai đổi mới, được thể hiện bằng những chia sẻ sau năm học 2012 - 2013 của các Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ tại Hội nghị tổng kết.

Trên tinh thần quán triệt Nghị quyết T.Ư, ngành Giáo dục xác định đổi mới, thực hiện Luật Giáo dục ĐH, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, và đến nay thực hiện tự chủ tuyển sinh.

Việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, tăng cường thanh tra giám sát và giữ gìn môi trường sư phạm đang được triển khai rất mạnh, trong đó có thanh tra, kiểm tra của Bộ GD&ĐT, của các Bộ, các địa phương chủ quản của các trường; thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại địa phương.

TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác đã thực hiện rất tốt. Bộ GD&ĐT đã xử lý “đóng cửa” hàng loạt ngành đào tạo không đủ điều kiện.

Việc phải “đóng của” một số ngành đào tạo  sẽ khiến một số trường ĐH, CĐ không vui, nhưng chúng ta cùng chia sẻ, thống nhất cách nhìn với T.Ư để củng cố lại chất lượng cho hiệu quả - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chân tình chia sẻ.

Sẽ chuyển từ nền GD đóng sang nền GD mở

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ: Sẽ đổi từ hệ thống giáo dục đóng sang hệ thống giáo dục mở. Hướng đi này đã nhận được sự đồng tình của xã hội, của T.Ư và đó chính là sự đổi mới căn bản.

Để thực hiện điều này, khó nhất là “chuyển” về nhận thức, đổi mới tư duy. Quan điểm của ngành Giáo dục và thực tế đều chứng tỏ rằng con người là yếu tố quyết định. Chủ thể và khách thể của giáo dục đều là con người.

Câu hỏi đặt ra: Ai đổi mới? Thầy phải đổi mới, trò phải đổi mới, cán bộ giáo dục phải đổi mới, phụ huynh phải đổi mới, cả xã hội phải đổi mới. Không đổi mới được nhận thức sẽ không có những bước tiếp theo - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Sự nghiệp đổi mới giáo dục là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân tạo nên dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ quản lý là đội quân chủ lực, tiên phong, vừa là người ở mặt trận chính, vừa là người tham mưu cho Đảng và Nhà nước, cả T.Ư và địa phương cùng các lực lượng xã hội khác để có sự triển khai đồng bộ.

Theo Bộ trưởng, bên cạnh những đổi mới ở bậc học phổ thông, đổi mới ở khu vực ĐH phải có những bước đi song hành. Bởi việc đổi mới phổ thông triển khai đồng bộ trên cả nước cần chuẩn bị rất kỹ, còn với quyền tự chủ, với tiềm lực và cơ chế hoạt động của các ĐH, CĐ, các trường sẽ làm tốt đổi mới.

Ngành GD giành phần khó về mình

Mở đầu cho nội dung bàn về tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ năm 2014, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận kể một câu chuyện nhiều hàm ý. Đó là đoàn cán bộ Giáo dục khảo sát tại Hàn Quốc về báo cáo lại Bộ trưởng: Bên Hàn Quốc cũng như ta, cả xã hội căng thẳng thi đại học. Vợ một vị giáo sư phải nghỉ một năm ở nhà không đi làm để phục vụ con thi đại học. Ba tháng cuối cùng thì ông bố giáo sư này tiếp tục xin nghỉ để tiếp lực...

Bộ trưởng nhận định: Sai lầm của chúng ta thời gian qua là đẩy việc tuyển sinh lên thành việc lớn không chỉ của Ngành mà còn làm căng thẳng toàn xã hội. Thi, tuyển sinh là một vấn đề rất quan trọng nhưng không phải là hoạt động duy nhất của giáo dục - đào tạo.

Khẳng định việc dứt khoát phải đổi mới tuyển sinh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phân tích: Khu vực GD ĐH đã thực hiện đổi mới. Tinh thần Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI tiếp tục khẳng định việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường, và không thể không đổi mới tuyển sinh.

Từ việc thay đổi bậc phổ thông đến bậc đại học, chuyển từ giáo dục nặng về kiến thức một chiều sang phương thức chú trọng hình thành và phát triển, năng lực và phẩm chất. Không thay đổi thi thì không thay đổi được cách học, cách dạy. Vì lợi ích của người học, vì lợi ích của đất nước, ngành Giáo dục phải đổi mới.

Đây là một quyết tâm chiến lược của toàn Đảng, toàn dân trong đó có ngành Giáo dục. Không thay đổi việc thi bậc đại học sẽ không thể thay đổi bậc phổ thông. Ngành Giáo dục thống nhất điều này với T.Ư, giành phần khó về mình, phần dễ cho các em học sinh, vì lợi ích lâu dài của đất nước – Bộ trưởng nêu quyết tâm trước Hội nghị.

Đồng thời, Bộ trưởng nhắc nhở: Ta đang ở tâm trạng ngược lại lúc trước khi T.Ư ra Nghị quyết. Lúc chưa có Nghị quyết thì yêu cầu đổi mới, nhưng giờ lại thấy cái này cái kia không được. Cái phanh vô hình đang kéo chúng ta lại. Nên phải thay đổi nhận thức, phải có sự thống nhất cao độ để làm cơ sở tạo nên sự đồng thuận của cả xã hội.

Bộ GD&ĐT đã có tài liệu Hỏi - Đáp về nội dung đổi mới căn bản và toàn diện GD - ĐT. Bộ GĐ&ĐT sẽ gửi tới các Bộ, Ngành, Trường, Sở, góp thêm một tài liệu để nghiên cứu  về Nghị quyết 29-NQ/TW.

Đề nghị các đồng chí triển khai việc học tập Nghị quyết thật tốt.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

                                                                                                           Theo: giaoduc&thoidai
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.497.264
Tổng truy cập: