HỘI CHỢ - LỄ HỘI - TRIỂN LÃM - QUAN ĐIỂM- DỰ ÁN
Tham luận Diễn đàn “Làng nghề Việt Nam phát triển và hội nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới” (7) CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA HIỆP HỘI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM HỮNG NĂM QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2016
(Ngày đăng: 25/12/2015   Lượt xem: 1150)

Langnghevietnam.vn- Vicrafts.vn - Ban truyền thông- QHQT HHLN xin được đăng toàn văn tham luận tham gia hội thảo của NGƯT  Trịnh Quốc Đạt - Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam


    Diễn đàn " Làng nghề phát triển và hội nhập góp phần xây dựng nông thôn mới" - Ảnh Tuấn Việt

I.Công tác đào tạo của Hiệp hội Làng nghề trong những năm qua

I.1. Đào tạo thí điểm 3 mô hình dạy nghề truyền thống thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong 2 năm 2010-2011Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm 3 mô hình dạy nghề truyền thống với 118 lớp, 2600 học viên trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố, 26 nghề truyền thống trình độ sơ cấp. 3 mô hình đào tạo nghề truyền thống gồm: Mô hình 1: Cấy nghề, xây dựng làng nghề mới; Mô hình 2: Xây dựng làng nghề gắn với vùng nguyên liệu; Mô hình 3: Đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật phục vụ sản xuất phát triển sản xuất làng nghề. Nhiều đơn vị thành viên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong đó có nhiều trung tâm, doanh nghiệp thuộc khu vực Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình đã rất tích cực tham gia đào tạo góp phần hoàn thành thắng lợi công tác đào tạo thí điểm thực hiện kế hoạch được giao. Cuối năm 2011 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá công tác đào tạo thí điểm 3 mô hình dạy nghề truyền thống của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã thành công, đúc rút kinh nghiệm triển khai đào tạo đại trà tại các địa phương. Do cơ chế ở cấp bộ, ngành trung ương, kế hoạch triển khai đại trà đào tạo theo quyết định 1956 chỉ giao kế hoach cấp trung ương cho các đơn vị đầu mối ngân sách nên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam không được trực tiếp giao kế hoạch đào tạo để phân bổ cho cá đơn vị thành viên của Hiệp hội. Lãnh đạo Hiệp hội đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhưng rất tiếc là chưa thể thay đổi cơ chế được. Tuy nhiên trong những năm 2012- 2013 một số đơn vị thành viên của Hiệp hội vẫn nhận được chỉ tiêu đào tạo theo Quyết định 1956 như các trung tâm dạy nghề Kim Môn, Kim Thành ở Hải Dương. Ở Chương Mỹ Hà Nội riêng Trung tâm dạy nghề của Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung năm 2013 đã đào tạo trên 1000 học viên nghề mây tre đan. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có đóng góp rất lớn trong việc tổ chức đạo tạo 3 mô hình dạy nghề truyền thống đến nay 3 mô hình này đang được áp dụng đào tạo đại trà trong phạm vi cả nước.

I.2. Công tác đào tạo theo chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hàng năm Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thường xuyên nhận được chỉ tiêu đào tạo các lớp ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và đầu tư giao chỉ tiêu từ 40 lớp đến 50 lớp. Hiệp hội đã phối hợp vơi nhiều đơn vị thành viên tổ chức đào tạo có hiệu quả các lớp này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề phát triển sản xuất.

II.Định hướng công tác đào tạo

II.1. Phối hợp với Tổng cục Dạy nghề.

a. Tổ chức các hoạt động.

- Tổ chức diễn đàn Hiện trạng làng nghê, nhu cầu lang nghề về dạy nghề truyền thống.

- Tổ chức hội nghị vinh danh những Nghệ nhân, thợ giỏi có thành tích xuất sắc trong công tac dạy nghề; vinh danh những học viên học tập nghề truyền thống xuất sắc;

- Tổ chức triển lãm giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu của giảng viên và học viên học nghề truyền thống.

Các hoạt động này rất cần có sự tham gia tích cực của các đơn vị thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và các đơn vị miền duyên hải.

b. Làm việc với Tổng cục Dạy nghề để xin chỉ tiêu mở các lớp bồi dưỡng  vê tiếp thị, các lớp về thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

II.2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư.

     Tiếp tục xin chỉ tiêu đào tạo các lớp Khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp để tổ chức đào tạo tại các địa phương thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề phát triển.

II.3.Giao chỉ tiêu đào tạo, chỉ đạo các cơ sở trực thuộc Hiệp hội thực hiện tốt các kế hoạch đào tạo.

     Trong năm 2014, 2015 Bộ Kế hoạch đầu tư tiếp tục giao kế hoạch cho Hiệp hội đào tạo các lớp khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, Hiệp hội sẽ giao cho các trung tâm tổ chức đào tạo theo đúng qui định. Trong năm 2016 nếu sự hợp tác của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với các cơ quan chức năng phát triển tốt mở ra hướng đào tạo lớn, rất cần có sự tham gia tích cưc của các thành viên Hiệp hội, nhất là các đơn vị thuộc các tỉnh thành trong cả nước.

 Còn nữa...

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.489.841
Tổng truy cập: