QUY TRÌNH LÀM NGHỀ( how to make..?.)
(38)- Hà Tĩnh: Nâng cao hiệu quả kinh tế cây gió trầm
(Ngày đăng: 13/03/2024   Lượt xem: 41)

Xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) được mệnh danh là thủ phủ cây gió trầm. Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp KHKT trong tạo trầm cũng như chế biến sâu các sản phẩm đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
Người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê tiến hành đục cây gió, tạo trầm

Người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê tiến hành đục cây gió, tạo trầm

Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thương lái mua cây gió trầm tại vườn của gia đình ông Nguyễn Xuân Trường ở xã Phúc Trạch

Ông Nguyễn Xuân Trường chuẩn bị rất nhiều cây gió trầm giống để trồng thay thế sau khi thu hoạch

Gia đình ông Nguyễn Xuân Trường ở xã Phúc Trạch hiện có 500 cây gió trầm từ 12- 15 năm tuổi. Cách đây 3 năm, hầu hết cây gió trầm trong vườn đã được ông tiến hành đục lỗ, tạo trầm và đều sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện nay, vườn cây gió trầm đang ở thời kỳ cho thu hoạch, thương lái từ khắp mọi nơi đến đặt mua với số lượng lớn.

“Toàn bộ cây gió đã tạo trầm được gia đình tập trung thu hoạch, với giá bán như hiện nay dự kiến sẽ mang về nguồn thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí mua cây gió trầm giống về trồng để ổn định phát triển kinh tế lâu dài”, ông Nguyễn Xuân Trường cho biết.

Toàn xã Phúc Trạch hiện có hơn 300 ha cây gió trầm

Cây gió trầm từ 10-15 năm tuổi được người dân đục lỗ tạo trầm

Theo thống kê, toàn xã Phúc Trạch hiện có hơn 300ha cây gió trầm. Trong đó, nhiều hộ gia đình trồng cây gió trầm với quy mô lớn và thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến sản phẩm trầm hương, trầm nụ, trầm miếng, đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, nhiều sản phẩm chế biến từ cây gió trầm ở xã Phúc Trạch đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Cây gió trầm được chế tác thành đồ thủ công mỹ nghệ hoặc những cây cảnh có giá trị kinh tế cao

Trao đổi với phóng viên Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch Trần Quốc Khánh cho biết, năm 2023 thu nhập từ cây gió trầm đạt khoảng 90 tỷ đồng. Cùng với đặc sản bưởi Phúc Trạch thì cây gió trầm được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

“Địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi những loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang đầu tư trồng cây gió trầm. Tập trung chế biến, nâng cao giá trị các sản phẩm từ cây gió trầm, mở rộng kết nối thị trường tiêu thụ, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững”, ông Trần Quốc Khánh thông tin.

Người dân xã Phúc Trạch chủ động cây gió trầm giống để trồng trong vụ Xuân

Gió trầm vốn là loài cây hoang dã, mọc tự nhiên trong rừng. Giờ đây, cây gió trầm được trồng với quy mô lớn ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê đã mở ra nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

                                            Theo:  hanoimoi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.476.480
Tổng truy cập: