QUY TRÌNH LÀM NGHỀ( how to make..?.)
Làng gốm cổ duy nhất của người M’nông Rlăm với quy trình sản xuất thủ công và cách nung gốm lộ thiên.
(Ngày đăng: 22/08/2014   Lượt xem: 1462)

Langnghevietnam.vn  - Nghề làm gốm đã có từ lâu đời trên đất nước Việt Nam. Với vùng đất Tây Nguyên nó phát triển muộn hơn rất nhiều, sản phẩm tạo ra được làm hoàn toàn thủ công, hoa văn đơn giản, khả năng sản xuất hàng hóa không cao. Tuy nhiên, làng gốm cổ của người M'Nông Rlăm tại buôn Dơng Băk xã Yang Tao, huyện Lắk, Đắk Lắk đã một thời cung cấp các sản phẩm cho đồng bào các dân tộc nơi đây khi các sản phẩm hiện đại chưa xâm nhập cũng như việc giao thương, đi lại gặp nhiều khó khăn. Làng gốm của người M'Nông tồn tại lâu đời ở vùng đất Tây Nguyên và mang trong mình một số đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện sống của người dân. Đây là làng gốm cổ duy nhất của người M’nông Rlăm với quy trình sản xuất thủ công và cách nung gốm lộ thiên.

Sản phẩm gốm được tạo nên trong quá trình lao động, sáng tạo. Quy trình sản xuất gốm cổ gồm nhiều công đoạn, tổng kết lại gồm 5 khâu chính: Làm đất, tạo hình sản phẩm, trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt. Đó là quy trình chung của mỗi làng nghề, tuy nhiên ở từng công đoạn được thực hiện khác nhau tuỳ theo trình độ của làng nghề đó.

1. Làm đất: Để có sản phẩm gốm đẹp phải chọn đất nguyên liệu từ đất sét không pha trộn. Sau đó, đất được tinh luyện qua nhiều công đoạn để lấy được đất tốt nhất sử dụng vào làm gốm. Công đoạn này gọi là luyện đất hay thấu đất.




Nghệ nhân giã đất trước khi làm các sản phẩm gốm

2. Tạo hình giáng sản phẩm: Có 3 phương pháp tạo chính là: Tạo hình tròn bàn xoay, tạo hình bằng khuôn và nặn đắp bằng tay. Có sản phẩm được tạo bởi sự kết hợp của cả 3 phương pháp trên. Việc tạp dáng sản phẩm gốm của người M'Nông Rlăm được làm hoàn toàn bằng tay. Giữa xã hội hiện nay quá nhiều điều phù phiếm thì từ những sự giản dị thường ngày trong nếp nghĩ, công việc cũng như sản phẩm của người M'Nông Rlăm sẽ góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của Dân tộc.




Tạo hình dáng sản phẩm bằng tay

3. Trang trí hoa văn: Sản phẩm gốm được trang trí hoa văn bằng nhiều phương pháp như: Vẽ trên gốm, cắt gọt và khắc vạch, in hoa văn bằng khuôn. Với sản phẩm gốm của người M'Nông Rlăm để tạo hoa văn cho sản phẩm người ta dùng một thanh nứa vẽ lên sản phẩm những hoa văn tương đối đơn giản.


Hoa văn đơn giản trên các sản phẩm gốm của người M'Nông

4. Tráng men: Có nhiều cách tráng men khác nhau như: Phun men, dội men lên bề mặt sản phẩm gốm có kích thước lớn. Nhúng men, quét men đối với loại sản phẩm gốm có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, với gốm của người M'Nông Rlăm công đoạn tạo men được làm hoàn toàn thủ công bằng một tấm vải được nhúng nước quét xung quanh sản phẩm.


Tạo men cho sản phẩm gốm

5. Nung gốm: Đây là công đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Với gốm của người M'Nông Rlăm việc nung gốm hoàn toàn lộ thiên. Người ta trải một lớp trấu hay mùn cưa cùng một lớp rơm dưới cùng rồi xếp sản phẩm lên trên và trên cùng là một lớp củi. Nhiệt độ nung không quá cao, thời gian nung khoảng 30 phút đến 1h tùy vào số lượng sản phẩm được đem nung. Khi lớp củi trên cùng gần cháy hết người ta bắt đầu lấy sản phẩm ra và tạo màu cho sản phẩm bằng vỏ trấu và mùn cưa.

 


Nung gốm lộ thiên
 


Tạo màu cho sản phẩm gốm
Gốm là một loại đồ dùng rất phổ biến và gần gũi trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các đồ dùng hiện đại bằng kim loại hay bằng nhựa các đồ dùng bằng gốm ngày càng mất đi vị trí của mình. Các làng nghề sản xuất gốm vang bóng một thời đang dần bị thu hẹp về quy mô. Đa số các làng nghề đang chuyển sang sản xuất gốm để phục vụ hoạt động du lịch. Nằm trong xu thế đó ở Đắk Lắk chỉ còn dân tộc M’Nông Rlăm ở buôn Đơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk và người Êđê Bih ở huyện Krông Na là đang tiếp tục làm gốm để sử dụng. Tuy nhiên, việc sản xuất gốm của đồng bào ở đây cũng đang dần bị thu hẹp và có nguy cơ biến mất. Trước nguy cơ đó ngoài sự tâm huyết, quyết tâm của chính các nghệ nhân thì cần nhiều đến sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư đúng mức có chiều sâu của các cơ quan chức năng.

                                                                                               Bài và hình: Thanh Phong

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.465.540
Tổng truy cập: