TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG - THỜI TRANG VIỆT
Bảo tồn trang phục truyền thống: Người dân là chủ thể văn hóa
(Ngày đăng: 26/07/2014   Lượt xem: 749)
Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam là nét văn hóa riêng biệt, thể hiện sự sáng tạo, nét tinh hoa của bao thế hệ.
Trang phục truyền thống của các dân tộc - nét tinh hoa cần được bảo tồn

Trang phục truyền thống của các dân tộc - nét tinh hoa cần được bảo tồn

Nguy cơ mai một

Nếu như phụ nữ Mông, Dao với bộ y phục sặc sỡ kết hợp với các hình thức trang trí kim loại nhằm tạo hiệu ứng màu sắc và âm thanh thì trang phục của phụ nữ Tày, Nùng lại có gam màu tối thể hiện sự kín đáo, dịu dàng của người phụ nữ. Chính nhờ các nét đặc trưng riêng biệt mà trang phục truyền thống mỗi dân tộc trở thành di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Tuy nhiên, không tránh khỏi sự khắc nghiệt của thời gian, nhu cầu của cuộc sống, trang phục truyền thống dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một. Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương trong chuyến công tác tại thôn Trung Đô (xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) cho thấy, dù dân tộc Tày ở đây chiếm đến 70% dân số, thế nhưng rất hiếm có thể nhìn thấy bà con mặc bộ trang phục truyền thống. Theo Trưởng thôn Trung Đô Lục Văn Tỉnh, bà con dân tộc Tày chỉ mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình khi có sự kiện văn hóa, lễ hội hay cần đón tiếp, phục vụ đoàn khách du lịch. Không chỉ ở Trung Đô mà rất nhiều thôn, bản khác ở Tây Bắc đều có chung thực trạng này. Trong một nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hai năm gần đây có tới 40/54 dân tộc trên cả nước không mặc trang phục đúng như trang phục truyền thống của dân tộc mình. Một số dân tộc, ngoại trừ người già mặc trang phục truyền thống, còn giới trẻ đều mặc sơ-mi, quần âu theo lối người Kinh. Nhà nghiên cứu Vi Hồng Nhân- nguyên Vụ trưởng, Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) - cho rằng, sở dĩ có thực trạng này là do thị trường hàng hóa phát triển, nhiều yếu tố ngoại lai du nhập thiếu kiểm soát; thị hiếu thay đổi thiếu định hướng. Và sâu xa là do nhận thức nặng về “mốt” theo thời trang của một bộ phận trong cộng đồng. Đặc biệt “nghề dệt, nhuộm thủ công truyền thống không được chú ý hỗ trợ để sản xuất nguyên liệu, đổi mới trang thiết bị, cải tiến mẫu mã và thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm”- ông Nhân nói.

Dự kiến trong quý IV năm nay, Đề án “Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay” sẽ được Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT&DL) phối hợp cùng Sở VH-TT&DL các tỉnh, thành phố liên quan hoàn thiện và chờ phê duyệt.

Bảo tồn bằng cách nào?

Chia sẻ tại Hội thảo bảo tồn trang phục truyền thống của các dân tộc do Bộ VH-TT&DL tổ chức vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng, để bảo tồn trang phục truyền thống cần những trái tim biết yêu thương, biết xót xa những giá trị của lịch sử để lại. Đồng thời, cần có một tư duy sáng tạo để gìn giữ và phát triển. Trong đó, người dân phải đóng vai trò là chủ thể chính, bởi họ là người đại diện, người hiểu và yêu bộ trang phục của dân tộc mình. Theo PGS.TS Đoàn Thị Tình- Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, để bảo tồn, trước hết cần nâng cao nhận thức yêu cái đẹp, tự hào về trang phục truyền thống cho đồng bào các dân tộc, nhất là giới trẻ. “Các làng, bản có thể xây dựng quy ước việc mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, Tết, ngày hội… Song song với đó, cần khuyến khích khôi phục phát triển nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm và mỹ nghệ trang sức”- PGS.TS Đoàn Thị Tình nhấn mạnh. Về phía mình, ông Nhân cho rằng, muốn bảo tồn, phát huy những thành tố văn hóa truyền thống ấy trong đời sống, quan trọng là cần tôn trọng và tạo ra không gian, môi trường văn hóa thích hợp. Đó là những lễ hội truyền thống của từng cộng đồng, là những ngày văn hóa của riêng từng dân tộc hoặc các dân tộc; là các hội mang tính xã hội- nghề nghiệp với các câu lạc bộ thường xuyên giao lưu trong từng cộng đồng hoặc giữa các cộng đồng với nhau…

                                                                                                                            Theo: baocongthuong.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.472.583
Tổng truy cập: