TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG - THỜI TRANG VIỆT
Nên cách tân trang phục dân tộc?
(Ngày đăng: 25/11/2013   Lượt xem: 487)

Cuối tuần qua, Hội thảo về Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay đã diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Di sản Việt Nam. Sự kiện được tổ chức tại Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

CHỌN VẢI TRUNG QUỐC VÌ RẺ

PGS.TS Đoàn Thị Tình đã phát biểu tại hội thảo rằng: “Trang phục các dân tộc ngày nay được may hầu hết bằng loại vải rẻ tiền của Trung Quốc. Bởi chúng ta biết rằng, để may được một bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình thì bà con đồng bào dân tộc phải mất rất nhiều thời gian, hơn nữa số tiền chi phí không hề nhỏ nên bây giờ, mọi người thường chọn cách mua sẵn vải để may cho tiện. Trước đây bà con vẫn tự sản xuất những chất liệu như thổ cẩm, vải lanh, tuy nhiên không có đầu ra với giá hợp lí nên dần dần mọi người bỏ và không sản xuất nữa”.

Theo bà Tình thì đây là một thực trạng, ai nhìn vào cũng thấy đau xót. Chị Vàng Thị Mai (người dân tộc Mông) đến từ Hà Giang cho rằng: “Người dân tộc làm ra chất liệu vải truyền thống mong bán được giá để đảm bảo cuộc sống nhưng sự thật không như thế nên tự người dân bỏ dần nghề”.

“Được đi dự một số hội thảo, triển lãm ở các nước xung quanh như Thái Lan, Malaysia…, tôi thấy họ bán một bộ đồ dân tộc cho khách du lịch nước ngoài đến tận 50 - 60 đô la. Mà cái này, chúng ta lại chưa làm được hoặc làm rất hạn chế, tôi nghĩ, mọi người phải trăn trở về điều này”, chị Mai chia sẻ thêm.


Trình diễn trang phục dân tộc tại hội thảo

Trước các chia sẻ về vấn đề một số con em dân tộc không thích mặc trang phục dân tộc, bởi khi mặc vào họ sẽ khiến người xung quanh tò mò, nhìn vào, bà Đoàn Thị Tình cho rằng: “Đó là suy nghĩ không đúng, thay vì tự ti thì hãy cảm thấy tự hào. Tại sao con em các dân tộc lại nghĩ người khác nhìn vào là thấy xấu hổ, mà sao không nghĩ rằng, họ nhìn vào bởi vì đó là những bộ trang phục đẹp. Vậy hãy thay đổi nhận thức của người mặc ngay từ bây giờ”.

Cùng vấn đề này, ông Hoàng Đức Hậu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT&DL) cho rằng: “Như vậy, chúng ta cũng phải thay đổi nhận thức của cả người nhìn nữa, chứ không phải mỗi người mặc”.

BÀN CHUYỆN CÁCH TÂN

Vấn đề được tranh luận khá nóng bỏng tại hội thảo là trang phục các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đang dần bị Tây hóa, lai căng và trở nên kệch cỡm. Điều này đồng nghĩa với việc nét đẹp của các bộ trang đang dần bị mất đi.

Bà Đoàn Thị Tình cho rằng: “Nên liên kết giữa các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp thời trang. Ở các trường hiện này có khoa thiết kế thời trang, nghiên cứu sáng tác lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống dân tộc cộng đồng Việt Nam, trong đó có cả đồ trang sức các dân tộc thiểu số”.

Từ ý tưởng đó, bà Tình đưa ra giải pháp: “Cải biên trang phục dân tộc để phù hợp hơn đặc biệt là với đối tượng dân công sở đi làm. Tuy nhiên việc cải biên phải vừa tạo tính gọn nhẹ, dễ dàng, thuận tiện cho người mặc nhưng vẫn phải giữ được nét đặc trưng của dân tộc đó”.

Bản tham luận của ông Phạm Thái Hanh, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Thái Nguyên, có nêu rõ: “Hiện nay, thị hiếu của giới trẻ dân tộc có nhiều thay đổi, quá trình toàn cầu hóa, bùng nổ thông tin, giao thoa giữa các nền văn hóa là xu thế chung của thời đại, nhiều bạn trẻ sống hướng ngoại hơn, nên nhiều bạn trẻ thậm chí không biết may, thêu bộ váy áo truyền thống”.

Ông Hanh cũng đưa ra một số giải pháp, đáng chú ý là việc: “Bảo tồn trang phục truyền thống một cách bền vững kế thừa các kỹ thuật dân gian truyền thống, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc tạo ra bộ trang phục truyền thống. Phải vận động chính người dân tộc học tập kinh nghiệm làm ra bộ trang phục truyền thống của các thế hệ đi trước. Khôi phục, hỗ trợ người dân có thêm thu nhập và tìm hướng đầu ra của các sản phẩm cho các làng nghề dệt thủ công truyền thống”.

“Chúng ta nên tạo điều kiện, khuyến khích các nhà thiết kế thời trang sử dụng chất liệu vải, kiểu dáng và hoa văn truyền thống để thiết kế trang phục đặc trưng cho từng tỉnh thành có các dân tộc sinh sống và phát triển sao cho phù hợp với giới trẻ”, bà Nguyễn Thị Ngân, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

                                                                                           Theo: nongnghiepvietnam

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.497.259
Tổng truy cập: