MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Môi trường huyện Đông Anh (Hà Nội) đang bị hủy hoại - Bài 2: Hàng chục tấn hàng trốn thuế mỗi ngày?
(Ngày đăng: 14/05/2013   Lượt xem: 695)
Mỗi ngày sản xuất hàng chục tấn hàng, thậm chí sản xuất hàng với số lượng lớn theo đơn đặt hàng của các nước như: Thái Lan, Malaysia, Singapore... Tuy nhiên tất cả các xưởng gỗ ép, gỗ dán này đều không có tên cụ thể, không có hóa đơn chứng từ sản xuất. Điều này diễn ra hàng chục năm nay, nhưng cơ quan chức năng không hề hay biết. 


Hàng hóa không có hóa đơn, các công ty lấy hàng phải tự hợp lý hóa nguồn gốc


Không hóa đơn chứng từ

Hàng chục tấn hàng được sản xuất mỗi ngày/xưởng, mỗi sáng, mỗi chiều từng đoàn xe tải nối nhau mang hàng đến, chở hàng đi rộn ràng cả xóm làng vùng ven đô. 

Theo ông Duyên, chủ xưởng gỗ dán tại thôn Đồng Dầu, xã Dục Tú, xưởng nhà ông mỗi ngày sản xuất số lượng vài chục tấn gỗ dán, cứ làm ra bao nhiêu là xuất đi bấy nhiêu, nhiều khi cung không đủ cầu. Nếu khách hàng có nhu cầu đặt hàng như thế nào thì sẽ đáp ứng đủ như thế, loại chịu nước, loại chịu lực... đều có, chỉ cần tỉ lệ pha trộn keo thay đổi là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khi hỏi đến phần địa chỉ cụ thể và hóa đơn, chứng từ, ông Duyên lắc đầu cho biết, nhà ông làm nghề này 30 năm nay, chưa bao giờ có hóa đơn cho khách hàng. Khách hàng chỉ cần lấy số điện thoại của ông, sau đó cứ gọi điện đặt hàng, chẳng phải hóa đơn gì cả. Có công ty lấy mấy trăm tấn hàng xuất khẩu mà cũng không có hóa đơn nữa là đặt lẻ tiền hàng có vài chục triệu.

Đóng vai người đến mua hàng, chúng tôi đến xưởng gỗ dán Đoàn Hương thôn Du Nội. Ông Đoàn, chủ xưởng gỗ dán Đoàn Hương cho biết, với đơn đặt hàng 3-40 triệu đồng/tháng của chúng tôi là quá nhỏ so với khách hàng của ông. Trước khi hỏi hóa đơn, ông Đoàn cũng nói luôn: "đơn hàng nhỏ thế này thì không có chuyện mặc cả giá. Tôi cũng nói luôn là xưởng nhà tôi và các xưởng quanh đây đều không có hóa đơn, nếu làm việc được thì đặt trước 1-2 hôm là có hàng”.

Ông Dung, chủ xưởng gỗ dán Dung Mị ở thôn Du Nội cũng không có hóa đơn cung cấp cho khách hàng, "làm nghề từ bao nhiêu năm nay đều như thế, cũng chưa thấy khách hàng nào thắc mắc về hóa đơn và chưa thấy có cơ quan chức năng nào vào đây để hỏi han điều này bao giờ”, ông Dung cho biết.

"Bảo kê” hàng trên địa bàn Đông Anh

Cũng theo tâm sự của ông Duyên, chủ xưởng gỗ dán ở thôn Đồng Dầu, nhà ông làm nghề này mấy chục năm rồi, trước đây làm xưởng ở khu vực cầu Đuống, từ khi thành lập quận Long Biên, nhà ông và các xưởng quanh khu vực này đều dạt về Đông Anh để làm ăn, bên này vẫn còn là huyện nên công việc làm ăn của các xưởng có vẻ rất yên ổn. Ông Duyên cũng khẳng định, ông "bao” luôn mọi vấn đề liên quan đến hàng của ông từ vận chuyển, môi trường đến hóa đơn... khi đang ở trong khu vực huyện Đông Anh này.

 Không chỉ có xưởng nhà ông Duyên mà rất nhiều xưởng gỗ dán quanh đây đều làm hàng theo đơn đặt hàng để xuất khẩu. Được biết các nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore... đều đặt hàng gỗ dán của Việt Nam qua một công ty, sau đó những công ty trung gian đã tìm đến các xưởng gỗ dán ở Đông Anh, đặt hàng rồi xuất đi các nước. Tất cả đều không có hóa đơn, các công ty lấy hàng phải tự hợp lí hóa nguồn gốc. Do sản xuất vật liệu này độc hại, trong khi nhập hàng ở nước ta lại rẻ nên các nước đã đặt hàng, sau khi đưa về nước họ chỉ gia công lại một chút, rồi xuất....ngược trở lại nước ta, những người xính hàng ngoại sẽ phải mua với giá đắt gấp mấy chục lần so với giá thực tế!

Ô nhiễm môi trường trầm trọng, không hóa đơn chứng từ... các xưởng sản xuất gỗ ép, gỗ dán này vẫn tồn tại hàng chục năm nay. Điều đáng quan tâm là cơ quan chức năng đều không hay biết. Câu hỏi đặt ra là, liệu có lợi ích nhóm, hay lợi ích cá nhân trong việc tồn tại các xưởng gỗ dán này không? 

Cũng theo ông Thưởng, Phó chủ tịch UBND xã Mai Lâm, việc các xưởng không có hóa đơn chứng từ không thuộc phận sự quản lí của xã. Không hiểu, khi các xưởng này hoạt động, các cơ quan chức năng của các xã đã tìm hiểu kĩ càng hoạt động của họ và có báo cáo lên trên về vấn đề này không. Nhưng để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa đến tính mạng người dân, các cơ sở sản xuất hầu hết đều không có giấy phép về môi trường, điều kiện sản xuất không đạt tiêu chuẩn, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước... trách nhiệm này trước tiên thuộc về chính quyền các xã. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin ngay khi có câu trả lời của UBND huyện Đông Anh và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

                                                                                             
Theo: Đi Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.481.884
Tổng truy cập: