MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Làng đậu phụ Trà Lâm đối mặt với khó khăn
(Ngày đăng: 19/12/2012   Lượt xem: 1033)

Về làng đậu phụ Trà Lâm, xã Trí Quả (Thuận Thành) những ngày này, cảnh mua bán đậu vẫn tấp nập khắp đường làng, ngõ xóm. Nhưng người dân nơi đây vẫn không yên bởi lợi nhuận từ nghề đang bị giảm mà vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao.

Nghề làm đậu phụ của Trà Lâm đã có từ lâu đời, nhưng từ năm 2010 trở lại đây mới thực sự phát triển mạnh. Tại Trà Lâm, từ tờ mờ sáng, các lối dẫn vào làng luôn nhộn nhịp khi các thương lái từ khắp nơi đổ về chở đậu tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố lân cận. Toàn thôn có 510 hộ với 2.150 nhân khẩu thì có 70 - 80% số hộ làm đậu phụ với khối lượng trung bình 10 tấn đỗ/ngày (tương đương khoảng 35.000-40.000 bìa đậu đôi), giá bán trung bình 5000 - 6000 đồng/bìa. Nghề làm đầu phụ đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình trong thôn. Trung bình, sau khi trừ đi các khoản chi phí nguyên vật liệu mỗi người làm nghề có thu nhập khoảng 80 - 100 nghìn đồng/ngày.

lang-bun.jpg

Nghề làm đậu phụ lợi nhuận lại được tạo ra từ sản phẩm phụ (bã đậu) để chăn nuôi gia súc. Ở đây, hầu hết các hộ làm đậu đều kết hợp chăn nuôi lợn, hộ làm ít cũng nuôi 20 - 30 con lợn, hộ làm nhiều nuôi  50 - 70 con. Một vài năm trước, lợn bán được giá, nhiều gia đình ở Trà Lâm đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ nghề làm đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đắc Thêu, Nguyễn Đình Đức, Phạm Thành Đua…

Tuy nhiên, gần thời gian gần đây, những người làm đậu ở Trà Lâm gặp không ít khó khăn bởi chi phí đầu vào như: đỗ, điện, than, nước… đều tăng giá trong khi đó giá đậu tăng không đáng kể; lợi nhuận từ chăn nuôi vốn được coi là thu nhập chính của người làm đậu giảm mạnh, thậm chí có những hộ còn phải bù lỗ bởi giá thịt lợn đã giảm mạnh so với trước.

Ông Phạm Thành Đua cho biết: “Mấy năm gần đây, gia đình duy trì làm đậu ở mức 50 - 60 kg đỗ/ngày và đàn lợn 50 - 70 con lợn (gấp 2 - 3 lần so trước kia). Thu nhập mỗi năm gia đình cũng được trên trăm triệu đồng, còn năm nay lời lãi chẳng đáng là bao...”. Bên cạnh việc giảm thu nhập, hiện nay người Trà Lâm còn phải sống chung với môi trường ô nhiễm. Dù chưa có đánh giá cụ thể về mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường gây ra, nhưng bước vào từ đầu làng Trà Lâm, mọi người đều cảm thấy khó chịu bởi mùi hôi thối bốc nồng nặc.

Được biết ở Trà Lâm hiện có hơn 300 hộ gia đình làm đậu phụ kết hợp với chăn nuôi nhưng mới chỉ có hơn 100 hộ xây bể chứa Biogas để xử lý chất thải, còn lại phân tươi của gia súc vẫn xả thẳng ra cống rãnh chạy quanh làng. Trong khi đó, hệ thống thoát nước của thôn ngày càng xuống cấp không đáp ứng kịp lượng chất thải từ làm đậu và chăn nuôi… ngày càng gia tăng.

lang-bun 1.jpg

Nước thải từ làm đậu và chăn nuôi xả trực tiếp ra cống rãnh tạo nên mùi hôi thối lan tỏa khắp làng.

Ngoài ra, việc các hộ gia đình sử dụng than để sản xuất đậu với khối lượng lớn, kéo dài hơn 2 năm nay đã và đang  gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân do khí thải từ việc đốt than có chứa nhiều CO2, SO2, bụi than…

Trước thực trạng đó, chính quyền thôn đã tổ chức nạo vét, khơi thông cống, rãnh; tuyên truyền, vận động nhân dân xây bể chứa Biogas và áp dụng biện pháp ủ mục phân… Chỉ tính riêng trong năm nay, thôn đã đầu tư 50 triệu đồng để khơi thông cống rãnh, tuy vậy vẫn không thể cải thiện được môi trường ở đây. Ngay đầu làng, một phần diện tích canh tác đã phải bỏ, một phần khác bị giảm năng suất do nước thải trong thôn đổ ra...

Ông Trịnh Quang Tái, Trưởng thôn Trà Lâm cho biết: “3 năm lại đây, hầu hết các hộ làm đậu đều chuyển từ làm thủ công sang máy với khối lượng tăng gấp 3 - 4 lần so với trước. Hiệu quả kinh tế hộ gia đình đã rõ, nhiều hộ đã giàu lên trông thấy. Nhưng đằng sau sự phát triển đó là những hệ lụy kéo theo không thể phủ nhận như: Môi trường ô nhiễm, sức khỏe nhân dân giảm sút, dịch bệnh của người và vật nuôi gia tăng, nhất là thời gian gần đây một số cụ già và trẻ nhỏ là những đối tượng có sức đề kháng kém thường bị bệnh viêm đường hô hấp, những người tiếp xúc khói than nhiều cũng bị mờ mắt do nhiễm khói than…”.

 Bởi vậy, để phát triển kinh tế đi đôi với việc nâng cao chất lượng sống của người dân làm đậu phụ rất cần sự quy hoạch vùng làng nghề cụ thể, đồng thời thực hiện sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường. Việc thực hiện quy hoạch cần đồng bộ từ mặt bằng sản xuất đến kết cấu hạ tầng như: giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung…

Nguồn: Báo Bắc Ninh

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.493.716
Tổng truy cập: