MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Bệnh tật vì biến đổi khí hậu
(Ngày đăng: 15/12/2012   Lượt xem: 704)

Không chỉ làm cạn kiệt tài nguyên, tác động xấu tới môi trường sống, biến đổi khí hậu còn là tác nhân của rất nhiều bệnh truyền nhiễm mới, đe dọa đến sức khỏe của con người.

benh-tat-200a5.jpg
Tình trạng triều cường ngập lụt tại TP HCM tác động xấu đến đời sống, sức khỏe người dân.

Khi môi trường sống mất an toàn

Một nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Kỳ Phùng cùng cộng sự về những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở TP HCM cho thấy, từ năm 1978 đến nay, nhiệt độ tại thành phố đã tăng 0,70C.

Sự bất thường về thời tiết do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu đang xảy ra tại TPHCM khi lượng mưa trong các tháng mùa mưa trên địa bàn đang tăng cao kéo theo đó là tình trạng dâng lên của nước biển vùng ven bờ khiến diện tích ngập lụt của thành phố dần tăng lên theo từng năm. Tình trạng ngập lụt tác động xấu đến nguồn nước sinh hoạt, môi trường sống khiến con người trở nên mất an toàn.

Nghiên cứu về gánh nặng tăng nhiệt độ đối với con người đã được thực hiện tại Đà Nẵng trong 10 năm qua cũng cho thấy, nhiệt độ tại khu vực này đang nóng lên, thời điểm nóng nhất tới 39,50C. Số ngày nắng nóng mỗi năm một tăng, nếu năm 2000 mới chỉ ghi nhận hơn 30 ngày nóng trên 350C thì đến nay ngày có nhiệt độ nói trên đã tăng lên gần 50 ngày.

Hiện tượng “sóng nhiệt” tại Đà Nẵng đang tác động tiêu cực đến sức khỏe con người đặc biệt là cư dân đô thị. Các loại bệnh được các nhà khoa học liệt kê như: Mất ngủ, ăn uống kém, da khô, nóng, khó thở, chóng mặt, nhức đầu… ngày một nhiều hơn. Nhiệt độ tăng tác động trực tiếp đến những người lao động ngoài trời, làm giảm năng suất công việc, khiến người lao động mất tập trung, tai nạn nghề nghiệp tăng. Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi làm việc trong thời tiết nắng nóng.

Ông Roger Few, Trường Phát triển Quốc tế Đại học Đông Anglia, Vương quốc Anh, cho biết: Tình trạng BĐKH trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng hiện hữu và ảnh hưởng nhiều mặt tới cộng đồng dân cư. Theo đó, thời tiết ngày càng cực đoan và dễ bị tổn thương: Mùa hè sẽ nóng lên, thời tiết bão nhiều hơn, nước biển dâng lên, mùa khô sẽ khắc nghiệt với tình trạng hạn hán kéo dài. Ngập lụt và nhiệt độ tăng cao sẽ là những thách thức, tác động lớn nhất, hiện hữu nhất đối với thế giới, trong đó có Việt Nam.

Không chỉ có những thiệt hại trực tiếp về người và tài sản, BĐKH còn đang từng ngày tác động lên sức khỏe con người. Theo các nhà khoa học, tác động của BĐKH gây nhiệt độ tăng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước… đã làm gia tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2080 sẽ có 1,5 - 3,5 tỷ người trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ sốt xuất huyết mà nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên và khí hậu thay đổi.

Đối phó với thảm họa

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2080 sẽ có 1,5 - 3,5 tỷ người trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ sốt xuất huyết mà nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên và khí hậu thay đổi.

Tại hội thảo về biến đổi khí hậu và các tác động đối với sức khỏe diễn ra gần đây, ông Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, thời gian gần đây một số bệnh dịch phát triển trên người như bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, các rối loạn của cơ thể do nhiệt độ tăng cao… đang có sự song hành cùng biến đổi khí hậu.

Triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010 - 2015, ngành y tế đã tiến hành công tác đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đối với một số dịch bệnh truyền qua đường tiêu hóa tại các vùng sinh thái của Việt Nam và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp; xây dựng mô hình truyền thông tại cộng đồng hướng dẫn xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại vùng ngập lụt  và xử lý  nguồn nước trong mùa lũ lụt, thiên tai; xây dựng mô hình nhà tiêu cải tiến  phù hợp ứng phó với BĐKH trong trường hợp mực nước ngầm dâng cao tại các xã ven biển; xây dựng và triển khai mô hình phòng chống tai nạn thương tích cộng đồng thích ứng với BĐKH tại một số vùng bị ảnh hưởng. Các hoạt động trên đã góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng bệnh tật do BĐKH gây ra, đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh ven biển.

Theo ông Roger Few, để đối phó với thảm họa biến đổi khí hậu, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần giảm phát thải của các phương tiện  giao thông và ngành công nghiệp, góp phần vào việc giảm những tác hại lên sức khỏe con người. Đồng thời, mỗi người cần tìm ra các biện pháp thích ứng và tiềm năng cho việc thích ứng, cần tự bảo vệ sức khỏe tại nhà, nơi làm việc. Đơn cử như cần loại bỏ ô nhiễm không khí trong nhà bằng việc sử dụng bếp đun cải tiến nhằm giảm thiểu những tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, giảm lượng carbon thải ra.

Nguồn: Gia Đình Net

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.490.890
Tổng truy cập: