MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Huyện Tĩnh Gia gắn phát triển thủy sản với bảo vệ môi trường
(Ngày đăng: 07/03/2018   Lượt xem: 513)
Ngư dân xã Hải Bình chuẩn bị ngư lưới cụ ra khơi.
 Là huyện ven biển, mỗi năm Tĩnh Gia có tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt hơn 30.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 7%; thu mua, chế biến thủy sản hàng năm duy trì 100.000 tấn, sản lượng nước mắm hàng năm duy trì hơn 10 triệu lít. Với những giá trị mà biển đã và đang đem lại, huyện Tĩnh Gia xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của huyện.
Để phát triển kinh tế biển, huyện Tĩnh Gia đã tập trung huy động nguồn lực, phát triển toàn diện cả khai thác, chế biến, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu khai thác thủy, hải sản, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá và đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ khai thác; định hướng cho các doanh nghiệp chế biến phát triển đa dạng các sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường... Toàn huyện hiện có 2.375 phương tiện khai thác, trong đó, tàu công suất trên 90CV có 785 chiếc (có 9 tàu đóng mới trên 800CV theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP).

 
Thực tế những năm gần đây cho thấy, số tàu công suất lớn của huyện ngày càng tăng, vì vậy, sản lượng khai thác, hiệu quả kinh tế  và thu nhập của người dân cũng tăng lên. Mặc dù việc phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận, song trong quá trình phát triển về khai thác, chế biến vẫn còn diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân và mục tiêu phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Theo thông tin của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Toàn huyện hiện có 449 doanh nghiệp, công ty, cơ sở chế biến thủy, hải sản; trong đó có 82 cơ sở sơ chế và bảo quản thủy sản, 148 cơ sở chế biến đông lạnh, 8 cơ sở chế biến bột cá, 18 cơ sở chế biến moi khô xuất khẩu, 132 cơ sở chế biến mắm và dạng mắm, 7 cơ sở chế biến chả cá, 33 cơ sở hấp, sấy cá, mực và 13 cơ sở chế biến sứa... Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, ngoài một số công ty  chú trọng vấn đề bảo đảm môi trường trong quá trình sản xuất, đầu tư hệ thống, thiết bị xử lý nước thải và chất thải trong quá trình sản xuất, như: Công ty CP Thương mại vận tải và chế biến hải sản Long Hải, Công ty CP Chế biến hải sản Thanh Hóa; Công ty TNHH Đại Hải, Nhà máy Sản xuất nước mắm Thanh Hương, Công ty TNHH Sông Việt, thì đa phần các cơ sở chế biến, sơ chế các sản phẩm thủy, hải sản đều chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải. Tại xã Hải Bình, theo quan sát của chúng tôi tại một số cơ sở sơ chế, chế biến thủy, hải sản, trong quá trình sản xuất, lượng nước thải đều  xả trực tiếp ra môi trường không qua một khâu xử lý nào. Điều này đã và đang gây ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Theo phản ánh của một số người dân, vào những ngày nắng nóng, mùi hôi thối từ các phụ phẩm và lượng nước thải ra càng trở nên nồng nặc, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và lao động của người dân địa phương. Ngoài ra, sau khi sơ chế xong, các sản phẩm được phơi trực tiếp trên khu vực đê dọc bờ biển hoặc dọc các tuyến đường giao thông, điều này không những tạo nên mùi khó chịu, mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm.

 
Ngoài sơ chế, chế biến, hoạt động thu mua tại cảng cá Lạch Bạng, trên địa bàn 2 xã Hải Bình, Hải Thanh cũng đang nảy sinh một số vấn đề về môi trường. Được biết, trung bình mỗi ngày có khoảng 800 đến 1.200 tấn hải sản qua cảng. Trong quá trình thực hiện bốc dỡ, thu mua, vận chuyển hàng hóa, rác thải bị vứt bừa bãi lên mặt cảng, rồi quá trình dọn vệ sinh tàu, các chủ phương tiện ngang nhiên xả trực tiếp nguồn nước thải xuống mặt nước, việc này diễn ra thường xuyên, liên tục khiến mặt nước tại cảng bị ô nhiễm. 

 
Trước thực trạng đó, để phát triển bền vững kinh tế biển, những năm qua, huyện Tĩnh Gia đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường. Theo đó, huyện đã yêu cầu Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng bố trí lao động dọn vệ sinh hàng ngày tại cảng cá, bố trí thùng bỏ rác xung quanh cảng. Đồng thời, huyện cũng phối hợp với ban quản lý đẩy mạnh công tác tuyên truyền, yêu cầu các chủ tàu trong quá trình bốc dỡ hàng hóa phải thu dọn những sản phẩm thừa vào các túi ni lông  bỏ vào thùng rác, hạn chế tối đa việc xả trực tiếp các sản phẩm hải sản thừa xuống mặt nước. Đối với hoạt động khai thác, chế biến thủy, hải sản, huyện đang chỉ đạo chính quyền các xã ven biển tích cực thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng đến ngư dân và chủ cơ sở sản xuất về nguy hại và ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức tối đa việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Yêu cầu các thôn ven biển, bãi ngang thành lập tổ tự quản về môi trường để nâng cao ý thức và hành vi của người dân về bảo vệ môi trường. Vận động các cơ sở chế biến đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hạn chế tối đa việc xả thải trực tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời, chỉ đạo các xã làm tốt công tác dọn vệ sinh, thu gom và xử lý rác thải hàng ngày. Hiện, huyện đang xem xét đề nghị của các địa phương về việc xây dựng làng nghề chế biến thủy, hải sản, trên cơ sở đó có phương án thực hiện phù hợp
                                                                                                Theo: baothanhhoa.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

35
Đang xem:
72.471.608
Tổng truy cập: