MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Thanh Hóa: Báo động môi trường làng nghề
(Ngày đăng: 28/07/2013   Lượt xem: 607)
Với 472 cụm công nghiệp, làng nghề, hoạt động của các cụm công nghiệp, làng nghề của Thanh Hóa đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, tuy nhiên, bức tranh về môi trường ở những nơi này đang ở mức báo động.

Nước thải không qua xử lý của một DN ở làng Nhồi, phường An Hoạch, TP Thanh Hóa

Theo kết quả giám sát mới nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa, tất cả các làng nghề đều chưa có bãi thu gom và xử lý rác thải tập trung. Chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt của các cơ sở sản xuất được các đơn vị tự thu gom, xử lý sơ bộ hoặc vận chuyển đến bãi rác của địa phương. Tỉ lệ thu gom, xử lý rác thải tại các làng nghề mới đạt khoảng 70%, còn 30% thải trực tiếp ra môi trường.

Ô nhiễm nghiêm trọng

Tại các làng nghề chế biến đá ở xã Hà Phong, Hà Lĩnh (Hà Trung); xã Yên Lâm (Yên Định); xã Quảng Thắng (Quảng Xương)... chất thải rắn sản xuất như bột đá chưa có biện pháp xử lý, để trong khuôn viên của đơn vị, hoặc đổ ra các ao hồ, sông suối, gây ô nhiễm môi trường. Một số làng nghề khác, chất thải từ công đoạn chế biến được các cơ sở tận dụng làm phân bón hoặc thức ăn gia súc, tuy nhiên việc thu gom, xử lý chưa triệt để.

Cùng với chất thải, sự ô nhiễm không khí tại các cụm công nghiệp, làng nghề từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, thực phẩm thừa, thức ăn chăn nuôi tại các cơ sở chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, chất chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan từ các làng nghề thủ công mỹ nghệ... cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Qua kết quả quan trắc môi trường, không khí cụm công nghiệp, làng nghề đá xã Đông Vinh, Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa; cụm công nghiệp, làng nghề đá xã Yên Lâm, Yên Định, cho thấy nồng độ bụi lơ lửng vượt quy chuẩn VN từ 1,2-2,1 lần, độ ồn cao hơn quy chuẩn VN từ 3-5dBA. Mặt khác, hầu hết các làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (hiện mới có khoảng 21% làng nghề có hệ thống xử lý chất thải); nước thải chưa được thu gom, xử lý hoặc chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm khu vực xung quanh.

Việc triển khai thực hiện cấp bách các nhóm giải pháp BVMT nhằm đảm bảo hài hòa giữa việc tăng trưởng kinh tế và BVMT.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân tình trạng trên là do ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cả người dân và DN còn hạn chế. Cơ quan quản lý nhà nước và truyền thông chưa có biện pháp tuyên truyền hữu hiệu về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, việc xử lý các hành vi vi phạm chưa kịp thời, triệt để, chưa đủ sức răn đe, việc hậu kiểm sau xử lý còn hạn chế. Mặt khác, việc đầu tư của nhà nước để xây dựng các khu xử lý chất thải còn hạn chế, trong khi xây dựng hệ thống này rất tốn kém, nguồn lực của DN có hạn, nên khi đầu tư DN chỉ mới quan tâm đến xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chưa quan tâm xử lý môi trường. Nhiều DN còn sử dụng công nghệ lạc hậu nên gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp cấp bách

Trước thực trạng trên, Thanh Hóa đang triển khai các nhóm giải pháp cấp bách nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm và từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

Theo đó, tỉnh tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư. Tỉnh cũng tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các DN vi phạm bằng các biện pháp mạnh như: Kiên quyết đình chỉ hoạt động tạm thời hoặc cấm hoạt động đối với những DN vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường, công khai thông tin các DN vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tỉnh cũng tập trung khắc phục, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề bằng các nội dung cụ thể như kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, thu gom, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định; Ưu tiên bố trí quỹ đất và đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, nước thải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường cho các huyện, thị; Xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, đặc biệt là 7 làng nghề phải xử lý trong giai đoạn 2012 - 2015.

Việc triển khai thực hiện cấp bách các nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sẽ góp phần phục hồi và từng bước nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn, từ đó đảm bảo hài hòa giữa việc tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

                                                                                                 Theo: DĐDN

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.492.646
Tổng truy cập: