Hôm đó là một sáng chớm thu,
trời mưa bay nhè nhẹ, để hiệu chỉnh lại chân dung của Nghệ nhân trước khi xuất
bản cuốn sách báu vật Làng nghề Việt Nam. Ban biên tập – Ban truyên thông & quan hệ quốc tế Làng
nghề Việt Nam đã cùng Bà cố vấn Nguyễn Hồng Liên đến thăm các Nghệ nhân Làng
thêu Quất Động – Hà Nội.

Thợ đang thêu
Xuôi theo đường
1 cũ đến cây số 33 chúng tôi đến nhà Nghệ nhân Nguyễn Đức Khoa, ngay từ cửa tấm
biển hiệu đã như chỉ rõ nghề nghiệp cho mọi khách biết anh là ai. Cả gian nhà rộng
khoảng chừng 5 thợ thêu nữ đang cúi đầu miệt mài trên các khung thêu, với các
đường kim mũi chỉ lấp dần các đường chì phác thảo. Đây cũng chỉ là những người
thợ của anh Khoa. Họ miệt mài cặm cụi chăm chú như không biết đến khách vào cửa
hàng và cũng có thể đặc thù nghề nghiệp họ không thể xao nhãng khi làm việc.
Toàn bộ các mảng tường lớn treo kín các loại khung tranh đã hoàn chỉnh trrông
thật đẹp để phục vụ du khách.

Tác phẩm: Đoạt giải
|

Sản phẩm thêu
|
Anh ân cần và niềm nở đón Bà Liên cùng đoàn chúng tôi
vào nhà trong nơi có thể ngồi trò truyện không sợ bị cắt ngang. Là chủ doanh
nghiệp và là nghệ nhân nổi tiếng nên rất bận .

Nghệ nhân Nguyễn Đăc Khoa và bà Nguyễn
Hồng Liên (HHLNVN)
Qua các câu chuyện chúng tôi thấy Nghệ nhân đang ước
muốn mở một trung tâm truyền nghề - dạy nghề cạnh nhà, để dành cho những lao động khuyết tật
và cơ nhỡ. Điều đó thấy ở Nghệ nhân có một tâm hồn thật trong sáng và nghĩa
tình. Khoa khiêm tốn nói “ Còn nhiều lớp Nghệ nhân đi trước giỏi hơn nhiều nhiều
mà tôi còn phải học tập”. Hiện nay công
việc kinh doanh của anh cũng đang phát triển thuận lợi. Nhưng công tác quảng
cáo và PR anh nói cần phải mạnh hơn để đảm bảo ký được những đơn hàng lớn với
trong và ngoài nước, bản thân anh sẽ cho
ra đời những tác phẩm đẹp hơn nữa để cống hiến cho xã hội. Trời vẫn mưa tí
tách.
Chúng
tôi chia tay với sự tận tình của hai vợ chồng anh để đến Nghệ nhân Nguyễn văn
Giỏi
Qua đường tàu hỏa Bắc Nam
chúng tôi đi đến Đình làng. Cạnh ngã ba là nhà Nghệ nhân Giỏi. Đón chúng tôi Giỏi
tươi cười vồn vã, trông anh thật dễ mến và tin tưởng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi và các tác
phẩm
Đập vào mắt chúng tôi trong gian phòng khách là những
tủ kính bày những áo Vua, Hoàng hậu và những y phục cung đình cổ. Những màu
vàng của thời trang Vua, chúa .v.v.. Làm cho tôi cảm thấy nghẹt thở vì sợ sợ
không biết có phải là chưa bao giờ nhìn thấy thật hay chưa, hay vì màu sắc, họa
tiết và kiểu cách của Hoàng bào xưa có cái gì đó khó tả.

|

|

|

|

|

|
Các hoa văn y phục các Triều Vua Việt Nam
|
Anh
bắt đầu kể về những gì như đã kể với nhiều đoàn. Nhưng có khác hơn vì chúng tôi
là những người biên soạn cuốn sách cho nên những có thêm được những mặt trái và
mặt phải cùng nhiều suy tư, trăn trở kèm thêm ước muốn của Nghệ nhân. Anh thật
là chăm chỉ nếu với cái hoa nổi thêu ở trước ngực áo để cài ngọc của Vua to bằng
khỏang quả quýt thì anh đã phải miệt mài đến 04 tháng để hoàn thiện. Đấy chỉ là
việc thêu khi đã vẽ đựoc mẫu. Nhưng để có được mẫu thì là chuyện cực khó vì đòi
hỏi phục dựng hoàng bào và còn tất cả những y phục đúng các triều Vua ngày xưa
thì thật là quá khó.
Anh rất dản dị, nhìn anh say mê trao đổi về nghề thẩm
cảm phục ở con người anh sự cần mẫn và bền chí khi phục dựng những y phục Vua
chúa ngày xưa. Anh cũng còn rất vất vả vì chỉ riêng Hoàng bào Vua thì đã tốn đến
25m vải và khoảng 2 năm làm việc liên tục mới hoàn thành. Theo như nghệ nhân
nói nếu làm đủ bộ quần áo cho riêng Vua thì một người thợ giỏi phải mất khoảng
52 năm làm việc liên tục.
Anh cũng đang nghĩ thêm các dòng sản phẩm mới để bán
trên thị trường nhằm khẳng định tay nghề và có thêm kinh phí để thực hiện những
tác phẩm kinh điển mà khó có ai có thể làm đẹp hơn. Còn nhiều điều mà chúng tôi
không tiện nói về những tác phẩm đã vượt ra tầm quốc tế.
Mong vị Phó Chủ tịch Hội thêu Thường Tín Hà Nội sẽ có
đủ quyết tâm và nghị lực giữ nghề, truyền nghề và phát triển tốt nghề nghiệp. Đồng
thời anh sẽ có nhiều tác phẩm phục dụng nhiều hơn nữa để người đời còn được biết
đến những y phục chuẩn của Vua chúa ngày xưa. Tạm biệt gia đình anh, Nghệ nhân
cùng chúng tôi đến nhà vị Chủ tịch Hội thêu Thường tín Lê Xuân Nguyên.
Qua cổng Làng đi khoảng 100m
là tới nhà anh. Nghệ nhân vừa phóng xe ôtô về đến nơi vì anh cũng quá bận, vừa
lo cửa hàng ở 75 nguyễn thái Học hà Nội , vừa lo hàng triển lãm tại Hội chợ
Expo Giảng Võ và còn việc công việc nhà nữa chứ. Gặp các Nghệ nhân nổi tiếng
đâu có dễ.
Đâu đó trong nhà có tiếng trẻ nhỏ oe oe anh cười bẽn
lẽn và nói nhà vừa có thêm em bé nhìn anh vui ra mặt. Trời cũng vẫn còn mưa nhè
nhẹ lại quá trưa rồi, việc trao đổi với Nghệ nhân đâu có được nhiều. Sau khi
thăm quan qua các tác phẩm và sản phẩm ở tại nhà, anh cùng anh Giỏi mời chúng
tôi ăn trưa để tiếp tục trao đổi thì sẽ ra nhiều điều hay hơn nữa. Thật là chu
đáo. Qua những câu chuyện của anh, chúng tôi biết anh hiện tham gia rất nhiều
những công việc chung của các tổ chức, đoàn thể, hội và các công tác khác. Anh
hiện đã thành đạt và đang hoàn thiện các ước muốn của mình. Sắp tới anh sẽ có
những tác phẩm và sản phẩm mang tính đặc biệt để cung cấp cho thị trường trong
và ngoài nước đang có nhu cầu rất lớn. Biết nói thế nào nhỉ người đàn ông này
quả là tài hoa. Tạm biệt anh hẹn sẽ gặp lại anh vào chương trình “ Góc nghệ thuật
chiều thứ tư” tại trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại 49 Nguyễn Du - Hà Nội sắp tới.
Trí Trung