Nghệ nhân làng nghề
Tìm ngọc trong đá Phần 1: Người sưu tập các mẫu đá quý Việt Nam.
(Ngày đăng: 02/06/2012   Lượt xem: 7375)

Cho đến nay bước chân của anh vẫn chưa dừng lại trên con đường tìm kiếm các mẫu đá quý Việt để thỏa mãn niềm đam mê của mình.  Anh giống như một con ong cần mẫn trong công việc “tìm ngọc trong đá”, chắt lọc những tinh hoa của trời và đất được thiên nhiên kiến tạo qua hàng triệu năm lịch sử.

Nếu ai có dịp ghé qua tầng 4 của Rubi Plaza tọa lạc trên con phố Lê Ngọc Hân và chiêm ngưỡng những viên đá quý bí ẩn, lóng lánh màu sắc, mê hoặc và quyến rũ lòng người của doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và chế tác đá quý Địa Kim Châu đều phải thốt lên rằng “Thì ra đá quý ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng đến vậy!”.

 

Cửa hàng đá quý của công ty Địa Kim Châu

Đá quý là cái tên không còn xa lạ đối với những ai yêu thích đá trang sức và đá phong thủy, nhưng để hiểu biết về nó thì không hề đơn giản.. Việc sưu tầm, nghiên cứu và chế tác đá quý trên thế giới đã có từ hàng ngàn năm nay nhưng ở Việt Nam đây là một ngành còn khá mới mẻ và được đánh giá là phiêu lưu, mạo hiểm bởi không phải ai cũng có đủ bản lĩnh và nhiệt huyết để chơi đá và tìm hiểu những giá trị của đá. “Ban đầu chỉ là sự tò mò nhưng sau đó những viên đá quý cứ cuốn mình vào, không rời ra được” - Anh Phạm Tường Minh - chủ doanh nghiệp đá quý Địa Kim Châu tâm sự.

Anh Minh sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm tranh khắc bản Hà Nội mà ngày xưa thường gọi là Tranh Bờ Hồ (Đây là loại tranh được in từ những ván khắc giống như tranh dân gian Hàng Trống hoặc tranh dân gian Đông Hồ). Từ nhỏ, anh đã biết làm những mẫu tranh và in tranh, những tưởng anh sẽ theo cái nghiệp truyền thống của gia đình, nhưng cuộc đời của anh lại rẽ sang hướng khác khi cơ duyên vô tình bắt gặp những viên đá quý ở nhà người bạn và bị cuốn hút bởi vẻ sang trọng, lấp lánh của nó. Về nhà anh trăn trở suy nghĩ và đã quyết định chuyển nghề để chính thức đeo đuổi nghiệp đá.

Lúc mới khởi đầu cũng có nhiều khó khăn và chông gai bởi khi ấy nghề đá quý còn rất mới đối với nước ta nên không được nhiều người quan tâm và dụng cụ làm đá rất khan hiếm.  Anh Minh phải tìm vào tận thành phố Hồ Chí Minh mới có thể tìm được máy móc và thiết bị mang về chế tác đá quý. Rồi những lúc đá quý bị rớt giá làm nhiều người phải chao đảo, nhiều lúc muốn vay tiền để tiếp tục theo đuổi nghiệp đá nhưng không mấy ai tin tưởng vào cái nghề bấp bênh này và anh đã bán chính căn nhà đang ở... rồi cứ thế, niềm đam mê bất tận đối với những viên đá quý đã thúc giục anh sưu tầm, nghiên cứu và chế tác các mẫu đá quý ở Việt Nam và tiếp tục trăn trở với nghề. Không thầy dạy, không chuyên môn, một mình anh sang Thái Lan, Trung Quốc...vào tận xưởng chế tác đá quý, kim cương để học hỏi kinh nghiệm của nước bạn. Tại nơi đất khách quê người ấy, anh nhận ra rằng chính những viên đá mà nhiều khi trong quá trình khai thác người thợ bỏ đi ấy, sau khi gia công lại có nhiều giá trị đến vậy. Nhìn dáng người thư sinh của anh, ít ai nghĩ rằng anh đã phải lặn lội tìm đến những nơi rừng sâu nước độc hay những mỏ đá quý trên núi cao để kiếm tìm những viên đá quý tự nhiên vừa độc, vừa đẹp về sưu tầm hoặc chế tác. Anh bảo “Nghề làm đá quý tốn kém và phiêu lưu lắm bởi giá trị của đá là không hề nhỏ và đây cũng là một nghề bấp bênh. Ngọc quý nhất là ngọc được hình thành trong đá trải qua hàng triệu năm trong lòng đất. Tôi thích sưu tập đá tự nhiên bởi tự nhiên là một nhà nghệ thuật vĩ đại mà không ai có thể sánh bằng”.

IMG_0005-001.JPG

Lấp lánh sắc màu đá quý

Hơn 20 năm lặn lội, mày mò với đá quý anh Minh đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu về đá quý Việt Nam.  Cho đến nay, mỗi loại đá quý có đặc điểm, tính chất, độ cứng và dùng dụng cụ gì để gọt rũa hay làm bóng, anh Minh đều nắm rất rõ. Chỉ cần nhìn qua một viên đá, anh có thể nói rõ nó là loại đá gì, có độ cứng bao nhiêu, phẩm chất tốt hay không tốt và viên đá đó thích hợp dùng để làm gì như làm trang sức hay để trấn phong thủy cho chủ nhân?

- Tìm hiểu về đá thôi thì không khó bởi cứ từ kinh nghiệm, thực tiễn mà ra. Đi nhiều, làm nhiều, tiếp xúc nhiều, đá nó cũng có hồn và gắn bó với mình. Cái quan trọng là phải hiểu được cái hồn của đá. Làm đá mà không hiểu được cái hồn của nó thì coi như bỏ - Anh Minh cười nói.

- Vậy anh đã chạm được đến cái hồn của đá chưa?

- Cái này thì còn tùy nhưng mà những kiến thức về đá bao la lắm, mình còn rất nhiều việc phải làm, phải tìm hiểu thêm nữa. Còn chạm vào chưa thì bạn cứ nhìn sản phẩm của xưởng chế tác của mình là sẽ rõ.

Bộ sưu tập đá quý của anh Minh mà chúng tôi ghi lại được:

IMG_0051-001.JPG

Anh Minh bên khối mã não tự nhiên màu xanh ngọc trong cửa hàng

haxinh-001.jpg

IMG_0018-001.JPG

IMG_0016-001.JPG

Một góc trưng bày tại gian hàng tấng 4 tòa nhà Ruby Palaza của công ty Địa Kim Châu

 IMG_0023-001.JPG

Tác phẩm Vĩnh Hằng được tạc từ đá Sapphire nguyên khối. Tác phẩm có hai diện, một diện tượng trưng cho hiện tại là sự trẻ trung, xinh đẹp và một diện là hình đầu lâu tượng trưng cho cái chết cho cát bụi

Tác phẩm Bạch Mã lấy từ khối đá quý thiên nhiên 

Chia tay bộ sưu tầm đá quý của anh Minh, chúng tôi lại nhân biết thêm về một con người cũng gọi là “ngọc trong đá”.

Mai Hà

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.465.146
Tổng truy cập: