NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(15-16)- Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu
(Ngày đăng: 21/12/2019   Lượt xem: 276)
Trải qua khoảng thời gian dài học Phật giáo tại chùa, Đại đức Thích Chánh Tịnh (nghệ nhân Phạm Văn Tuyên) nhận thấy, họa tiết phù điêu không còn nguyên vẹn bởi sự bào mòn của thời gian. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho ông phục chế những họa tiết phù điêu dần mai một với mong muốn bảo tồn, gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt.    
 
luu giu hon viet qua gom phu dieu
 

Thời gian và những biến thiên lịch sử đã làm bào mòn, hư hao nhiều giá trị văn hóa trong các họa tiết, nhưng qua đôi tay của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên (xã Tú Sơn, Kiến Thuỵ, Hải Phòng) lại trở nên vô cùng sống động. Những đồ gốm phù điêu, đắp nổi họa tiết hoa văn trên các bình gốm bằng màu men Tam Thái từ những năm 90 được nghệ nhân dành nhiều thời gian nghiên cứu phục dựng lại. Dòng gốm này thể hiện sự thâm trầm đặc trưng của gốm sứ thời Lê, thời Mạc, mang phong cách quý tộc thời Lý, thời Trần... Nghệ nhân chia sẻ: Nét đặc sắc, độc đáo của tác phẩm gốm phù điêu được chế tác, khắc khuôn âm bản, nặn đắp tinh xảo, công phu, phủ men gio, nung củi, công thức hoàn toàn truyền thống, thuần Việt. Chính vì vậy, chế tác gốm thủ công kết hợp công nghệ hiện đại đã trở thành một phương pháp độc lập, mang thương hiệu riêng của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên.

Hơn 60 năm nghiên cứu di sản văn hóa, PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết: Mỗi tác phẩm qua bàn tay của người nghệ nhân khiến ta cảm thấy “có gì đó thuộc về hơi thở, tiếng nói thầm thì mà tác giả đã gửi vào trong tác phẩm của mình”. Người yêu quý nghệ thuật khi nhìn vào đồ gốm của nghệ nhân như nhìn thấy được tâm hồn của ông gửi vào đó. Đó là máu thịt, tiếng thầm thì sâu kín từ tận trong tâm; vẻ đẹp vừa đạt được về hình thể và tâm hồn, đạt cả ý nghĩa tâm linh.

Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên đã tìm cách phục dựng lại đôi đèn gốm men Tam Thái năm 2017 và được trưng bày tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc. Đây là một trong các tác phẩm đầu tiên phục dựng phong cách gốm sứ thời Mạc của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên. Ngoài ra, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên cũng là tác giả bộ “Văn phòng tứ bảo” gồm: Nghiên bút mực, ống quyển bằng đá xanh có kích thước lớn tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc và 2 khẩu pháo thần công bằng đồng trưng bày tại chính điện cung vua Mạc. Mỗi tác phẩm gốm phù điêu của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên thể hiện sự tỉ mỉ, kỳ công; qua bàn tay tài hoa, sự sáng tạo, nghệ nhân gửi gắm hồn cốt, tinh túy của đất, của lửa, của nước và tâm tư trong tác phẩm.

luu giu hon viet qua gom phu dieu
 

Ngoài phục dựng gốm phù điêu, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên còn tham gia phục chế một căn nhà trung nông của dân cư đồng bằng Bắc bộ theo công thức truyền thống, chạm trổ trên gỗ, điêu khắc trên đá. Nghệ nhân từng tái dựng lại khuôn viên Vườn xưa về cuộc sống đời thường và lao động của người nông dân Việt những năm đầu thế kỷ XX tại xã Tú Sơn. Công trình thể hiện các tác phẩm phù điêu trên nhiều chất liệu, nhất là gốm sứ phù điêu, bảo tồn nét văn hóa bản địa về nông học, tái hiện không gian nhà nông, giới thiệu văn hóa, phục vụ nhân dân tham quan.

Bằng sự sự đam mê và mong ước phục dựng lại dòng gốm phù điêu, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên đã vinh dự được Hội Nghệ nhân - thợ giỏi Hải Phòng phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian năm 2017. Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận Kỷ lục Việt Nam “Bộ Bách Bình bằng gốm được chế tác và đắp nổi hoa văn, họa tiết truyền thống Việt Nam nhiều loại nhất” cho nghệ nhân vào năm 2018.

Tiếp nối sự đam mê với dòng gốm phù điêu, cuối năm 2018, Đại đức Thích Chánh Tịnh đã biên tập 100 mẫu bình gốm và tự thiết kế đồ họa trình bày thành sách ảnh. Sách gốm được xuất bản vàbiên soạn song ngữ Việt - Anh với mục tiêu giới thiệu với bạn bè quốc tế biết đến tinh nghệ thủ công gốm phù điêu của người Việt Nam đương đại.

Đối với nghệ nhân Phạm Văn Tuyên, mỗi tác phẩm là lời tâm tình của đất, lửa, nước và những sẻ chia, tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống của ông cha, lưu giữ hồn cốt dân tộc. Tất cả điều đó thêm khẳng định tài năng của nghệ nhân đã đạt đến đỉnh cao của nghề, tư duy về cội nguồn được khởi từ tâm giác ngộ.
                                                              Theo: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.503.007
Tổng truy cập: