NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Chúc – một đời âm thầm tiếng phách
(Ngày đăng: 28/05/2014   Lượt xem: 429)
Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc cùng học trò của mình Ca nương
Phạm Thị Huệ trong một chương trình biểu diễn ca trù

Là một trong số ít những nghệ nhân ca trù của Việt Nam, nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc đã dành cả đời mình âm thầm với tiếng phách, với những thể cách ca trù…Ngay cả đến phút giây cuối cùng của đời mình, bà vẫn không quên dặn dò học trò: phải quyết tâm giữ gìn bằng được nghệ thuật ca trù.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc sinh năm 1930 trong một gia đình có truyền thống ca trù trên phố Khâm Thiên, vì thế ngay từ nhỏ bà đã được làm quen với nhịp phách, lời ca cũng như những thể cách và quy luật biểu diễn ca trù. Cùng với tài năng thiên bẩm, tình yêu và sự gắn bó với nghệ thuật dân gian này, bà đã nhanh chóng trở thành một ca nương thực thụ và bắt đầu đi hát khi mới 12 tuổi. Không lâu sau đó, bà trở thành ca nương có tiếng ở mảnh đất kinh kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1940-1950. Dù còn rất trẻ, nhưng bà đã làm say đắm biết bao người hâm mộ bởi giọng ca trời phú và kỹ thuật điêu luyện trong cách lấy hơi, nhả chữ của mình. Bà có thể tự mình mua nhà, mua xe và nuôi gia đình bằng chính giọng ca tuyệt đẹp đó của mình.
Đến năm 1954 khi ca trù bị hiểu lầm, bị gắn ghép cho những tội danh do sự ảnh hưởng từ tệ nạn mà xã hội phương tây đã mang sang Việt Nam trong chiến tranh đó là nạn “đào rượu”. Các nghệ nhân, ca nương ca trù đã phải bỏ nghề và ẩn danh, nghệ nhân Chúc đã về quê làm ruộng.
Mãi đến năm 1995, khi ca trù bắt đầu quan tâm, được trả lại sự trong sáng vốn có thì những nghệ nhân như cụ Chúc mới lại được nhắc đến. Với lòng yêu nghề và sự quyết tâm gìn giữ, truyền dạy nghệ thuật đang ngày càng mai một, bà Chúc đã đi biểu diễn khắp các sân khấu lớn nhỏ trên cả nước với mong muốn có càng nhiều người quan tâm đến ca trù càng tốt.  Năm 2002, Nhạc viện Hà Nội đã mời nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc giảng dạy lớp ca trù của trường. Ngày 28 tháng 12 năm 2005, Bộ VHTTDL đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho bà Nguyễn Thị Chúc.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc, ca nương Phạm Thị Huệ và nghệ nhân đàn đáy Nguyễn Phú Đẹ.


Năm 2010, khi ca trù được Unesco vinh danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể, nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc cũng như những nghệ nhân, ca nương đã và đang gắn bó với ca trù rất đỗi vui mừng. Vậy là từ nay, ca trù đã có một cơ hội mới, một tương lai mới. Cùng với những học trò của mình, đặc biệt trong đó có ca nương Phạm Thị Huệ là người gần gũi nhất. Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc đã mở những lớp đào tạo, truyền dạy ca trù cho những thế hệ kế cận.
Năm 2003, sức khỏe của bà bắt đầu yếu đi do căn bệnh thận và sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh, nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc đã qua đời ngày 07/04 tại nhà riêng hưởng thọ 84 tuổi. Mặc dù bà đã ra đi, nhưng sự cống hiến của bà với nghệ thuật ca trù, giọng ca đẹp được thể hiện qua những thể cách ca trù của bà sẽ vẫn mãi mãi còn lại với những người yêu nghệ thuật của Việt Nam.

                                                                                              Theo: Cinet

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.501.446
Tổng truy cập: