LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Vui buồn ở Phú Đô
(Ngày đăng: 01/06/2013   Lượt xem: 558)
1. Phú Đô là một làng cổ, có tuổi cả ngàn năm, thuộc xã Mễ Trì huyện Từ Liêm (Hà Nội). Nói tới làng Phú Đô thì không thể không nói tới nghề truyền thống làm bún. Ông tổ nghề làm bún của làng có danh là Hồ Nguyên Thơ, hàng năm bà con nhân dân mở hội vào ngày 7-1 âm lịch để tưởng nhớ tới vị thành hoàng đã dạy dân cái nghề để sống và phát triển tới ngày hôm nay.



Đường vào làng Phú Đô

Vẫn là mảnh đất quê với tên làng, tên xóm nhưng người dân Phú Đô từ mấy chục năm nay hầu như không còn mấy ai làm nông nghiệp. Một phần đất bị thu hồi làm các công trình, số đất nông nghiệp còn lại cũng không thể cấy lúa trồng rau được nữa. 

Kể từ khi sân vận động Mỹ Đình được xây dựng thì hệ thống kênh mương tưới tiêu trên những cánh đồng làng Phú Đô cũng đã bị phá huỷ. Cánh đồng khô cằn trở thành đất chết, bà con mỗi người tìm cho mình một nghề, người thì vận chuyển bún, buôn gạo, làm thuê, xây dựng, mở quán bán nước kiếm tiền. Với tính chịu thương chịu khó, đoàn kết tương trợ nhau lúc khó khăn, người dân Phú Đô đã cùng nhau xây dựng nên một khu dân cư hòa thuận, đời sống yên bình, khá giả. 

2. Nhưng trong niềm vui vẫn có nỗi buồn. Điều bức xúc nhất đã và đang là điểm nóng ở Phú Đô đó là một bộ phận người dân có đơn khiếu nại xung quanh việc thu hồi, đền bù đất. 

Bà Trần Thị Lan ở xóm 2 bức xúc: "Năm 2009, gia đình tôi được thông báo bị thu hồi một số đất nông nghiệp để phục vụ dự án xây dựng Trung tâm thể thao quân đội. Ban dự án yêu cầu tôi phải ký vào tờ biên bản đền bù mà lại không cho tôi quyết định thu hồi đất. Nguyện vọng chính đáng này của tôi không được chấp nhận. Vì thế, Ban đền bù nhiều lần gọi tôi ra trụ sở yêu cầu tôi nhận tiền nhưng tôi không nhận. Họ nói nếu ký vào phương án đền bù thì mới phát cho quyết định thu hồi đất. Chính vì thế gia đình tôi không biết mình bị thu bao nhiêu, họ chỉ phát cho quyết định thu hồi tổng thể cho dự án”. 



Người dân Phú Đô với nhiều búc xúc trong việc đền bù đất đai

Cùng tâm trạng với bà Lan, bà Ngô Thị Lâm ở xóm 1 cho biết: "Tôi có 5 sào ruộng, cấy từ năm 1981, có đóng thuế cho tới khi nhà nước bỏ thuế nông nghiệp. Năm 2000, tôi lên xã kiểm tra thì phát hiện trong sổ địa chính chỉ còn 2,5 sào, mất một nửa. Tôi hỏi ông Nguyễn Văn Chuyện đội trưởng thì được trả lời là Ban quản trị HTX xã đã lấy ruộng của tôi chia cho người khác. Suốt từ đó tới nay tôi liên tục khiếu nại nhưng không được giải quyết”.

Một số bà con nhân dân phản ánh, chính quyền xã còn ra thông báo bằng văn bản cho nhiều gia đình có đất nhiều hơn hạn mức thì phải tự đem đi gửi nhà khác để họ nhận hộ tiền đền bù. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám đứng ra nhận hộ tiền đền bù vì có trường hợp nhận hộ lại không trả lại. Còn nếu không gửi được thì coi như bị cắt! 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ những năm 1981-1982 xã chia đều cho mỗi lao động 1 sào, trẻ em được nửa sào. Thời gian này, nhiều hộ bỏ ruộng hoang hoá để đi buôn bán kiếm tiền. Ban chủ nhiệm HTX kêu gọi, động viên bà con ai nhận được bao nhiêu ruộng thì cứ nhận mà cấy. Chỉ cần báo với HTX là được ghi diện tích vào sổ thuế ngay. Nhiều gia đình đã nhận thêm cả nghìn m2 và đã được chấp nhận vào sổ đóng thuế. Đến khi dự án lấy đất được đền bù thì UBND xã lại đem toàn bộ diện tích đất nông nghiệp chia đều cho đầu người sinh từ năm 2003 trở về trước, với bình quân là 278 m2/người và coi đây là hạn mức đền bù theo Nghị định 64/CP (?). Trong khi Nghị định 64/CP không hướng dẫn đền bù đất, chỉ quy định giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình ổn định sản xuất lâu dài và giao theo nhân khẩu năm 1993 mà thôi. Thiết nghĩ, điều rõ ràng ở đây là những hộ gia đình đã được giao đất theo Nghị định 64/CP từ những năm 1993 phải được tính đền bù theo diện tích họ đã sử dụng, bất biết là bao nhiêu chứ không thể áp dụng cách tính hạn mức vô lý này rồi bắt dân phải tự đi gửi chính mảnh ruộng của mình. 

Chưa biết khi nào câu chuyện buồn ở Phú Đô mới có lời giải.
                                                                                         Theo: Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.480.518
Tổng truy cập: