LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
(29)-Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công
(Ngày đăng: 17/05/2022   Lượt xem: 216)

Làng nghề kim hoàn Định Công (Quận Hoàng Mai – Hà Nội) có bề dày lịch sử với nhiều thời khắc thăng trầm. Theo thời gian, nghề đậu bạc tưởng chừng như bị mai một, nhưng nơi đây vẫn còn đó những con người đang nỗ lực giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của địa phương, một trong số đó phải kể đến nghệ nhân Quách Văn Trường cùng con trai ông là anh Quách Phan Tuấn Anh.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa”

Đậu bạc là một nghề đặc hữu của Định Công, khác biệt hoàn toàn so với các làng nghề kim hoàn khác ở chỗ hoàn toàn được làm bằng thủ công. Từ những thỏi bạc, người thợ phải khéo léo kéo chúng thành các sợi bạc nhỏ mảnh như sợi chỉ rồi lại tỉ mỉ uốn ghép thành các chi tiết khác nhau sau đó đem ghép các chi tiết đó trên khung thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Nghề chạm bạc có ở nhiều địa phương trên cả nước ta. Nhưng nghề đậu bạc chỉ duy nhất có ở làng Định Công (nay thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Để làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải mất rất nhiều ngày, giờ, trải qua các bước vô cùng tinh tế và tỉ mỉ đến từng chi tiết, đòi hỏi trình độ và tay nghề cao. Những người thợ kim hoàn phải nắm chắc những kĩ thuật cơ bản: trơn; đấu; chạm và đậu.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Công đoạn đốn khung theo bản vẽ cũng cần sự khéo léo, cẩn thận của người nghệ nhân

Nhìn những tác phẩm có thể cảm nhận được sự tinh xảo và tính cần cù, cẩn thận, đòi hỏi sự kiên nhẫn cùng hàng giờ tập trung thực hiện, sự chăm chút trong từng sản phẩm của các nghệ nhân làng nghề. Nét đặc trưng của những sản phẩm đậu bạc Định Công là sự thanh mảnh, trang trí khắp bề mặt mà vẫn gợi cảm giác thưa thoáng, mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, lịch lãm

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Uốn từng đường cong nhỏ, một chi tiết nhỏ của từng sản phẩm phải tốn bao nhiêu công sức

Cảm nhận được tinh hoa của nghề đậu bạc mang tới, dù tuổi đã cao nhưng nghệ nhân Quách Văn Trường vẫn luôn tâm niệm: Còn sức khỏe ông còn cống hiến để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, quảng bá sản phẩm đậu bạc rộng rãi không chỉ trong nước mà ra cả thế giới.

Nghệ nhân Quách Văn Trường chia sẻ: “Giai đoạn hiện nay, việc duy trì, gìn giữ làng nghề truyền thống tương đối khó khăn, phức tạp. Tại làng, số lượng gia đình còn theo nghề tương đối ít. Nên tôi mong muốn trong tương lai, chính quyền địa phương có thể hỗ trợ về nhà xưởng, phòng trưng bày và nơi dạy học, để nghề đậu bạc phát triển với quy môn lớn hơn, biến nghề này trở lên rầm rộ hơn, thu hút khách du lịch và các bạn trẻ đến đây trải nghiệm và học nghề”.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Thành tích đạt được của nghệ nhân Quách Văn Trường sau hàng chục năm gắn bó với nghề đậu bạc

Với tâm huyết nhiệt thành của mình, nghệ nhân chia sẻ thêm “Tôi sẵn sàng dạy nghề miễn phí cho các bạn trẻ có niềm đam mê với những giá trị truyền thống, đào tạo miễn phí 3 tháng nếu tay nghề cao sẽ được nhận vào làm”.

Tiếp nối truyền thống của cha ông

Bên cạnh các nghệ nhân cao tuổi dày bề kinh nghiệm, ở Định Công đâu đó vẫn có một thế hệ trẻ tâm huyết, mong muốn giữ gìn và phát huy truyền thống của cha ông để lại. Con trai út của nghệ nhân Quách Văn Trường – anh Quách Phan Tuấn Anh.

Là một trong số rất ít người trẻ có tình yêu với nghề thủ công của ông cha để lại, anh Quách Phan Tuấn Anh mong muốn có thể mở rộng xưởng đậu bạc, một phần phục dựng lại nghề, một phần để giới thiệu nghề truyền thống của địa phương cho nhiều người biết đến. Anh luôn nỗ lực, bền bỉ đưa tinh hoa bạc Định Công chinh phục thị trường trong nước và thế giới. Những năm gần đây, khi đơn đặt hàng đã nhiều hơn, không khí khởi sắc trở lại, gia đình anh phải tuyển thêm nhiều nhân công để đạt số lượng sản phẩm bán ra thị trường.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Anh Quách Phan Tuấn Anh tỉ mỉ, khéo léo trông khâu tạo hình sản phẩm

Tuy nhiên với mong muốn phát triển hơn nữa, anh Tuấn Anh chia sẻ trong tương lai anh mong muốn sẽ dựng một không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại đền thờ tổ nghề và biến nơi đây thành một địa chỉ hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Nhờ có đôi tay léo và óc thẩm mỹ, anh có thể sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm độc đáo, được người tiêu dùng ưa chuộng, một số tác phẩm được trưng bày tại các triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ

Nghề Đậu bạc đòi hỏi tính kiên trì và tỉ mỉ cao nên không có nhiều bạn trẻ theo học. Ngày này qua ngày khác anh Tuấn Anh tiếp tục truyền lửa cho những người thợ trẻ.

Chị Võ Thị Cà Ly, học viên và cũng là nữ nhân công duy nhất tại xưởng tâm sự: “Trước đây tôi đã rất khó khăn khi mới vào học, bị bỏng ở tay suốt nên cũng chán nản. Nhưng vì niềm đam mê và yêu thích với những sản phẩm truyền thống như Đậu bạc, cùng với sự chỉ dạy tận tình của nghệ nhân Văn Trường và anh Tuấn Anh nên tôi quyết tâm theo học đến cùng. Ngoài việc được học làm ra các sản phẩm bạc ở đây tôi còn học được tính tỉ mỉ, kiên nhẫn và làm được những việc mà mình tưởng chừng như là không làm được”.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Tác phẩm bạc tinh xảo qua đôi bàn tay người thợ Đậu bạc Định Công

Gia đình nghệ nhân Quách Văn Trường là một trong hai gia đình hiện nay vẫn đang cần mẫn gìn giữ ngọn lửa của nghề và truyền lửa cho các bạn trẻ tiếp nối nghề truyền thống của cha ông ta.

Dưới đây là một số hình ảnh quy trình làm Đậu bạc:

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Để làm các sản phẩm Đậu bạc, đầu tiên phải sử dụng bạc nguyên chất (bạc 999 - hay còn gọi là bạc 10) nấu chảy sau đó đổ vào khuôn để tạo thành một thỏi bạc nhỏ, dài.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Kéo thỏi bạc nhỏ ra thành một sợi bạc nhỏ và dài hơn.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Trước khi ghép các chi tiết nhỏ với nhau đã tạo thành sản phẩm người nghệ nhân sẽ xem bản phác thảo sản phẩm và tạo hình theo.         

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Người thợ dùng nhiều lần công đoạn hàn để kết dính sản phẩm, ngâm dung lượng để sáng bóng sản phẩm.

Nỗi trăn trở của người “giữ lửa” làng nghề đậu bạc Định Công

Ngon lửa làng nghề đậu bạc vẫn luôn cháy nhiều đời qua và đang được truyền lại các đời sau.

                                            Theo:  baophapluat.vn
Xem thêm:
>>
 Ký sự nghệ nhân - Người nuôi dưỡng giấc mơ giữ gìn và phát triền nghề làm đậu bạc ở Định Công
 
 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.471.170
Tổng truy cập: