LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
(23)-Nghề chạm bạc của người Nùng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh
(Ngày đăng: 09/10/2019   Lượt xem: 287)

Hai xã Pờ Ly Ngài và Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có hơn 95% số dân là đồng bào dân tộc Nùng. Người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ nghề chạm bạc truyền thống có từ lâu đời. Chạm bạc không chỉ mang lại giá trị kinh Tế mà còn phản ánh nét văn hóa độc đáo và tài năng của các nghệ nhân khi làm ra nhiều loại trang sức tinh xảo.

Nghề chạm bạc của người Nùng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Bằng những dụng cụ thủ công, các nghệ nhân đã chế tác ra nhiều sản phẩm bạc tinh xảo. Ảnh: Trung Quan

 

Bạc và các trang sức làm từ bạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây. Trong quan niệm của người Nùng, nhà giàu không phải có nhiều vàng, trâu bò, ruộng đất mà là có nhiều bạc. Ông Cháng Thanh Tờ, nghệ nhân chạm bạc tại xã Pờ Ly Ngài cho biết: "Trang sức bạc là hồn cốt, là tập tục, nếu không đeo bạc, người Nùng không biết nguồn cội, không biết tổ tiên". Ðó là động lực để ông theo nghề dù có lắm thăng trầm, nhưng cả đời ông vẫn cần mẫn tạo nên những bộ trang sức tinh xảo chứa đựng văn hóa của dân tộc.

Ðể tạo nên những món đồ trang sức chất lượng cao, nghệ nhân phải tìm kiếm, sử dụng nguyên liệu là bạc hoa xòe và bạc miếng. Từ những dụng cụ thủ công như: kéo cắt, kìm vặn, búa đập, đế gỗ, nồi đun, cân tiểu ly, cùng với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, những nghệ nhân đã chế tác ra nhẫn, vòng tay, xà tích, trâm cài đầu, cúc bạc với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, gần gũi với cuộc sống con người. Ông Ma Văn Kính, nghệ nhân chạm bạc ở xã Nàng Ðôn cho biết, ông đã theo nghề này được hơn 20 năm và chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Ông Kính chia sẻ: "Nghề chạm bạc rất kén người. Phải là người tỉ mẩn, nhẫn nại mới theo được nghề, vì tất cả các công đoạn để làm ra những sản phẩm đều đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì mới tạo ra được những họa tiết tinh tế.

Hiện nay, những nghệ nhân chạm bạc người Nùng tại xã Pờ Ly Ngài và Nàng Ðôn vẫn đang lưu giữ và phát huy nghề chạm bạc. Sản phẩm bạc của người Nùng khác biệt và nổi trội hơn hẳn so với ở nhiều nơi khác bởi họa tiết tinh tế, mẫu mã đa dạng, cân đối ở thủ pháp xử lý sáng tối nhờ kỹ thuật tạo khối của nghệ nhân trên chất liệu bạc. Với giá trị đó, các sản phẩm mỹ nghệ làm từ bạc không chỉ tiêu thụ trong cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì mà còn bán ra thị trường với giá khá cao, có thể cho thu nhập mỗi tháng từ 10 đến 15 triệu đồng.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học tiêu biểu, "Nghề chạm bạc của người Nùng" tại xã Pờ Ly Ngài và Nàng Ðôn được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
                                                                                Theo: nhandan.com.vn
Xem thêm:
>> (23)Thôn Tha – giữ gìn những nét đặc sắc của văn hóa và biến di sản thành tài sản, phục vụ khách du lịch đến với Hà Giang

 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

26
Đang xem:
72.469.721
Tổng truy cập: