LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Mây tre đan Phú Vinh, nét đẹp của 400 năm tồn tại và phát triển.
(Ngày đăng: 21/01/2016   Lượt xem: 585)

Cây mây, cây tre không chỉ đi vào thơ ca, nhạc, hoạ mà còn gắn bó trở thành máu thịt trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.Mây tre đang phủ bóng rộng rãi thị trường nội địa và ngày càng vươn bóng ra với thị trường quốc tế. Để làm được điều này phải kể đến làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh với hơn 400 năm tồn tại và phát triển.

Việt Nam được coi là một trong ba quốc gia xuất khẩu mây tre đan lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch 250 triệu USD năm 2008, chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia. Trong phát triển làng nghề truyền thống và ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, lĩnh vực sản xuất mây, tre đan chiếm một vị trí rất quan trọng. Nguyên liệu chính để làm hàng mây tre đan là tre, nứa, mây, song, guột… được khai thác chủ yếu từ các rừng tự nhiên và rừng trồng tập trung. Trong các làng nghề mây tre đan của Hà Nội hiện nay, tiêu biểu nhất là làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ).

Các làng nghề mây, tre đan có rất nhiều sản phẩm hàng hóa độc đáo, đặc trưng; có sức lôi cuốn khách du lịch đến tham quan. Các làng nghề mây, tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất tỉnh. Xã Phú Nghĩa nằm ở phía Tây huyện Chương Mỹ, cách trung tâm huyện lỵ 5 km và cách nội thành Hà Nội gần 30 km. Nằm dọc theo trục Quốc lộ 6A nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc; Xã có 7/7 làng được UBND tỉnh Hà Tây (nay là Thành phố Hà Nội) công nhận làng nghề, trong đó Phú Vinh là làng nghề truyền thống.

đa dạng về mặt hàng và kiểu dáng

Đa dạng về mặt hàng và kiểu dáng

Hàng mây, tre đan của Phú Vinh có tới hàng trăm mẫu mã, có loại đòi hỏi kỹ thuật cao như tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi, câu đối, chim thú… Nhìn những mặt hàng này tưởng như được thêu bằng nan. Sản phẩm của xã đã được xuất khẩu sang 50 nước trên thế giới. Xã Phú Nghĩa đã được chọn là điểm du lịch làng nghề Phú Nghĩa theo tuor du lịch của các điểm trên địa bàn. Năm 2004, Sở Công nghiệp Hà Tây (nay là Sở Công thương Hà Nội) đã chọn Phú Vinh để khảo sát, xây dựng dự án điểm về phát triển làng nghề kết hợp du lịch. Đến nay quy hoạch làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch đã được phê duyệt.

Đến với làng nghề mây tre đan Phú Vinh, khách tham quan không thể bỏ qua được gia đình nghệ nhân  Nguyễn Văn Tĩnh, một gia đình nhiều đời làm mây tre đan.

Thành công trong lĩnh vực nội thất mây tre đan, ông Tĩnh vẫn đang tiếp nối nghề truyền thống cha ông, hàng ngày lưu giữ những tinh nghệ, trải nghiệm tỷ mỹ của cha mình như một báu vật. Con trai ông Tĩnh là Nguyễn Văn cũng đang ngày đêm học tập để phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan vươn ra tầm thế giới.

họtâm huyết trong từng công đoạn

Họ tâm huyết trong từng công đoạn.

Những năm gần đây, sản phẩm mây, tre, giang đan Phú Vinh còn chen chân vào được cả những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc. Trước tiềm năng không nhỏ về cả kinh tế lẫn dịch vụ, Phú Vinh đã thu hút được sự quan tâm, đầu tư lớn của tỉnh  và các tổ chức quốc tế. Đường làng đổ bê tông thênh thang, thoáng đãng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hoá. Với sự áp dụng một số yếu tố khoa học kỹ thuật vào trong việc sản xuất và chế tác, các sản phẩm mây tre đan ngày càng tinh xảo và nghệ thuật hơn trong mắt du khách và người sử dụng.
Các hộ gia đình trong thôn Phú Vinh tham gia vào hoạt động của làng nghề với tất cả các khâu: từ cung cấp nguyên liệu đến xử lý, đóng gói, thu mua sản phẩm. Nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng sự nhạy bén, năng động phát huy lợi thế quê hương, nhiều người đã xây dựng cho mình được cả cơ nghiệp vững vàng, ổn định, đầy đủ tiện nghi. Trung bình tiền công lao động của thợ thủ công khoảng 100.000 đồng/ngày. Công việc khá an nhàn, ít độc hại, đặc biệt không có khái niệm “ngoài độ tuổi lao động”, do đó từ người già, em nhỏ, thậm chí cả các chị con mọn, ai cũng có thể kiếm tiền, khẳng định giá trị bản thân, vấn đề ở đây là phải có tâm huyết và sự tỷ mỹ trong tầng khâu tầng đoạn để sản phẩm ra lò được tốt nhất, đẹp nhất về hình dáng cũng như mẫu mã.

P1000821

hình ảnh độc đáo trên từng sản phẩm

Phú Vinh là quê hương của mây đan với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đạt tới tỉnh cao nghệ thuật tạo hình dân gian của Việt Nam. Người Phú Vinh cha truyền con nối, đến nay đã sáng tạo được hàng trăm mẫu hàng, xuất khẩu là chủ yếu gồm đủ loại: địa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây… Không thể phủ nhận, nghề mây tre đan đã giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Hiện nay, sản phẩm mây, tre, giang đan của Phú Vinh đã chen chân vào được những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc…Mây tre đan cũng đã trở thành một hàng hoá có trong danh mục xuất khẩu sang thị trường các nước. Thị trường xuất khẩu mây tre đan ngày càng mở rộng và giá trị kim ngạch thu được ngày càng nhiều, được xếp vào nhóm các hàng hoá xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay.

Sự phát triển là vậy, nhưng hiện nay nhiều người không khỏi lo sợ về sự “lung lay” của một làng nghề gần 400 năm tồn tại.

Sự khó khăn về vốn, thường xuyên bị thương nhân ép giá, là một trong những nguyên nhân đang gây nhiều bức xúc cho các công nhân nghệ nhân ở đây.

Các nhân công không còn hứng thú làm việc, tập trung cho các nhà máy, cơ sở chế tạo tại khu công nghiệp Phú Nghĩa, các sản phẩm ở đây đều chủ yếu làm ra từ người già, trẻ em và phụ nữ mang thai…

Đặc biệt vấn đề vệ sinh môi trường, bảo quản sức khỏe chưa được chú ý. Các loại hóa chất ngâm tẩy nguy hiểm được đổ ra thị trường chưa qua xử lý khiến cho tình trạng môi trường ở đây đang ngày càng bị ô nhiễm nặng…

hoa-chat

       Các loại hóa chất được đổ trực tiếp ra thị trường chưa qua xử lý, gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất…

Bài toán đang cần lời giải hiện nay của làng nghề Phú Vinh nói riêng và các làng nghề nói chung là việc xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định; liên kết trong các khâu tạo nên sản phẩm, từ đào tạo nguồn nhân lực, thiết kế, sản xuất cho đến xuất khẩu. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mây tre đan tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm; hỗ trợ tài chính, thiết bị, các thông tin liên quan đến thị trường, sản phẩm mây tre, thủ công mỹ nghệ trên thế giới . . . Góp phần gìn giữ tôn vinh những giá trị truyền thống của làng nghề, tạo việc làm cho phần lớn những người nông dân làm nông nghiệp ở nông thôn. Đó cũng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm giải quyết vấn đề Tam nông.

                                                                                    Theo baomoiso.com

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.516.506
Tổng truy cập: