LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Độc đáo nghề làm lợp cua đồng.
(Ngày đăng: 14/01/2016   Lượt xem: 360)
Lợp cua đồng được người dân “sáng chế” để đánh bắt cua đồng, một công cụ thô sơ truyền thống nhưng lại hiệu quả hơn hẳn các công cụ hiện đại khác. Vì thế nghề làm lợp cua đồng thịnh hành ở Mỹ Đức (Châu Phú, An Giang).

Tạo chỗ đứng, tăng thu nhập

Khác với nhiều làng nghề làm sản phẩm “nghề bà cậu” khác như: lợp tép, lợp lươn, lưới thả,... người làm nghề lợp cua đồng ở Mỹ Đức (Châu Phú) tạo được một chỗ đứng đáng kể, bởi sản phẩm làm ra không chỉ lưu hành ở địa phương mà còn “xuất khẩu” sang nhiều vùng khác, nơi còn “mùa nước lũ”, hay ở những nơi còn “cua đồng”; có khi xuất khẩu qua Campuchia,... Tuy là một nghề “còn non trẻ”, nhưng đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân trong xã. Và ngày càng phát triển về số lượng người lao động và tăng thu nhập theo nhu cầu của thị trường.

Theo những người “thợ” nơi đây, nghề làm lợp cua đồng ở xã Mỹ Đức (Châu Phú) ra đời hơn 20 năm nay. Ngày trước, nghề này chỉ một vài hộ làm và bán cho người địa phương; lúc đó cua đồng còn nhiều, việc đánh bắt rất đơn giản, như: đặt dớn, kéo lưới, tìm cua trong hang,... thì lượng cua thu được rất lớn, nên ít người dùng lợp để đặt. Ngày nay, do cua đồng ngày càng hiếm, chỉ còn ở những vùng lũ, ở mực nước sâu, việc đánh bắt không được dễ dàng, do vậy người bắt phải dùng lợp để đặt vào những nơi hẻm hóc, nước sâu... Chính vì điều đó, mà hiện nay, nhu cầu dùng lợp “bắt cua” càng nhiều. Với nhu cầu thị trường của người làm “nghề bà cậu” đã thúc đẩy nghề đan lợp cua đồng ở Mỹ Đức phát triển; theo thống kê, làng nghề này có hơn 50 hộ, với hơn 200 lao động chính và 150 lao động gia công.

Thành phẩm lợp cua đồng
Thành phẩm lợp cua đồng.

Theo ông Trần Văn Khởi (ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Đức), có hơn 15 năm làm nghề đan lợp cua đồng. Để làm được cái lợp đặt cua đồng hoàn chỉnh bán cho khách phải mất nhiều công đoạn, nên mỗi ngày một người chỉ làm được khoảng 3 - 4 cái lợp. Do có nhiều công đoạn, nên có các công đoạn dễ làm, người chủ làm nghề phải mướn các tay thợ “gia công” khác làm cho nhanh: chuốt rẽ, gióng, đốt thui rẽ,... còn các công đoạn khó như: bện hom, dệt mình (miếng vỉ), gáp vỉ – hom - bửng... thì người chủ thợ làm chính để đảm bảo chất lượng của lợp. Tùy theo công đoạn, mà mỗi người “thợ phụ” có thu nhập khác nhau, nhưng mỗi ngày làm họ thu được khoảng 80 ngàn đồng/ngày; hoặc có thể làm ăn theo sản phẩm; các khâu dễ, nhiều cụ già, trẻ em, phụ nữ đều làm được, tạo công ăn, việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Lợp chủ yếu là bán “sỉ” cho thương lái từ khắp các nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là người dân huyện An Phú và nước bạn Campuchia. Mỗi năm, có hơn 100.000 cái lợp cua đồng ở làng lợp Mỹ Đức bán ra thị trường, thương lái đến mua hàng trực tiếp bằng ghe, tàu chở đi.

Những khó khăn của nghề

Trước đây, nguyên liệu sử dụng chủ yếu cho làng đan lợp này là tre địa phương, hay ở các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Kiên Giang... Ngày nay, lượng tre ngày càng ít nên nguyên liệu tre làm lợp, người thợ phải mua ở tận Bình Dương.

Nhiều năm trước, do người mua lợp ít nên công việc làm cũng ít; có khi làm xong “chất đống” đó, chờ lái đến mua. Một năm chỉ làm trong 4 - 6 tháng mùa lũ là nghỉ. Ngày nay, do nhu cầu người sử dụng nhiều, đơn “đặt hàng” nhiều, do vậy người dân ở đây làm rất sớm, từ khoảng tháng 3 (âm lịch) là đã bắt tay vào đan lợp để giao kịp đơn đặt hàng. Nhờ vậy, các lao động nhàn rỗi trong xã có việc làm, thu nhập tương đối ổn định, góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề hộ nghèo, thoát nghèo của xã.

Theo chị Trần Thị Nhung - “người thợ phụ” làm khâu “gióng lợp” cho một gia đình thợ chính ở làng lợp cho biết: Mỗi ngày, chị làm công đoạn “gióng” được khoảng 80 ngàn đồng; các con chị làm khâu “thui rẽ”, vót nan,... được 70 ngàn/ngày,... Tổng cộng gia đình có 4 người làm công, thu nhập mỗi ngày hơn 300 ngàn, nhờ vậy gia đình chị có cuộc sống ổn định, dư giả chút ít, do các công đất ruộng và nuôi bò “còn nguyên”... Công việc này cũng đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết khó khăn cho gia đình chị Nhung và nhiều gia đình xã Mỹ Đức.

Bên cạnh những niềm vui, thì những người làm nghề lợp cua đồng nơi đây cũng mang nỗi lo “lận đận”. Lý do của nỗi lòng ấy đơn giản nhưng nan giải lắm - do những công trình “chắn lũ” tàn phá Mê - Kông từ thượng nguồn, làm cho nước lũ hàng năm đổ về ngày càng ít, các loài thủy sản cạn kiệt dần, trong đó có cua đồng; do vậy mà trong tương lai, người mua lợp đặt cua chắc chắn sẽ ít đi.

Hiện nay, vùng đầu nguồn còn có nhiều cách bắt cua tận diệt như rải thuốc, kéo lưới điện,... làm cho nguồn lợi cua đồng thêm cạn kiệt, khiến cho lợp cua có nguy cơ không còn chỗ đứng... Để tồn tại làng nghề, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương, giữ gìn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên ở xứ “trên cơm dưới cá”, địa phương cần có hành động cụ thể, cấp thiết... để “trả lại” giữ làng nghề làm lợp cua đồng và các làng nghề sản xuất công cụ cho “nghề bà cậu”, nâng cao cuộc sống cho người dân. Qua đó, môi trường tự nhiên được cải thiện trước khi diễn ra “sự phẫn nộ” của thiên nhiên...

                                                                                Theo langvietonline.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

24
Đang xem:
72.515.847
Tổng truy cập: