LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Nức tiếng nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ ở quê ngoại Nguyễn Du.
(Ngày đăng: 09/01/2016   Lượt xem: 651)

Làng nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ Kim Thiều cùng với nhiều địa phương khác như Phù Khê, Trang Liệt, Đồng Kỵ, Hương Mạc, Vân Hà tạo thành quần thể chạm ngà, chạm gỗ lừng danh ở Kinh Bắc và nước ta.

Đồ gỗ tiến vua...

Theo truyền khẩu của người dân trong làng, vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) đi thị sát trên địa hạt Lạng Giang (địa danh Thời Lý) để xem xét phòng tuyến Như Nguyệt (dòng sông Cầu) chống giặc Tống đã nghe tiếng làng Kim Thiều có nghề chạm gỗ. Vua bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ dùng trong cung điện.

Nghệ nhân ở Kim Thiều nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn Ngọ ở Chương Mỹ (Hà Tây) tạo ra tủ, sập, câu đối, ghế tinh xảo, đẹp mắt trước khi đưa vào cung vua. Từ ấy, nghề chạm khắc gỗ của Kim Thiều được đánh giá cao và nhiều người biết đến.

Nức tiếng nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ ở quê ngoại Nguyễn Du - anh 1

Nức tiếng nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ ở quê ngoại Nguyễn Du.

Những tay thợ mộc của nơi đây nổi tiếng là khéo tay trong việc chế tác những đồ mỹ nghệ, ít nơi nào sánh kịp. Họ “hóa phép” khiến những thanh gỗ mộc mạc, vô tri vô giác trở thành những bức tranh sống động, với những họa tiết tỉ mỉ, độc đáo làm nên giá trị mỹ thuật cho những sập gụ, tủ chè, bàn, ghế...
Một sản phẩm được làm ra là tâm huyết của một người, mỗi hoa văn trên sản phẩm là cái nhìn mỹ học của một người, tất cả không ai giống ai, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, không hoa văn nào giống hoa văn nào, nó là hơi thở của mỗi người làm mộc. Đó cũng chính là nét độc đáo làm nên nghề mộc Kim Thiều.
Nhiều nghệ nhân cho rằng, tác phẩm chạm khắc đẹp, mềm mại và có hồn hay không phụ thuộc vào nét vẽ ban đầu của người nghệ nhân, từ đó người thợ khắc thành những hoa văn.
Nức tiếng nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ ở quê ngoại Nguyễn Du - anh 2

Một sản phẩm do bàn tay của người thợ mộc Kim Thiều làm ra chuẩn bị tới khâu cuối cùng.

Ở làng Kim Thiều, các gia đình làm nghề theo kiểu cha truyền con nối. Hầu hết những tay thợ mộc đều học đục từ khi còn rất nhỏ có khi từ 12-13 tuổi. Vì thế, hình ảnh những cô bé, cậu bé hết buổi cắp sách tới trường đều phụ giúp gia đình trong những xưởng gỗ là điều không hiếm…Nhiều thanh niên ở làng sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học cũng đều quay trở về quê hương để nối tiếp nghiệp sản xuất, kinh doanh của gia đình.

Các gia đình ở Kim Thiều thường sản xuất những loại gỗ thuộc nhóm 1- nhóm quý hiếm chủ yếu là gỗ trắc, gỗ hương và cao cấp hơn nữa là gỗ sưa. Đối với những người thợ mộc nơi đây, họ quý gỗ như vàng. Dù chỉ là một mẩu bé tí xíu bằng hai đầu ngón tay họ cũng giữ lại để tạo nên những chiếc chiếu gỗ hoặc mang đi bán cho những gia đình có nhu cầu ở chợ gỗ Từ Sơn.

Nức tiếng nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ ở quê ngoại Nguyễn Du - anh 3

Nhờ có nghề làm mộc truyền thống mà người dân quê ngoại cụ Nguyễn Du có đời sống khá giả.

Những năm 80/XX, làng Kim Thiều phát triển mạnh các sản phẩm được chạm, đục từ ngà voi để xuất khẩu đi các nước XHCN cũ như Ba Lan, Tiệp Khắc, Liên Xô.

Ngày nay, các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của làng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc trong khoảng 10 năm trở lại đây. Để tiện cho buôn bán, giao dịch, hầu như các các cửa hàng ở Kim Thiều đều sử dụng Trung ngữ song Việt. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc còn thuê trụ sở ở làng để tiện giao dịch, thu gom các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.

Nức tiếng nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ ở quê ngoại Nguyễn Du - anh 4

Các cửa hàng giao dịch ở Kim Thiều hầu hết đều sử dụng song ngữ Trung - Việt.

Làng nghề gỗ Kim Thiều cũng là nơi thu hút lượng lao động từ các tỉnh như ở Bắc Giang như Thái Bình, Nam Định về đây làm việc với thu nhập khá. Theo thống kê, năm 2012, thợ lành nghề ở Hương Mạc có thu nhập từ 8-10 triệu đồng/người/tháng; thợ phụ từ 5-6 triệu đồng/người/tháng; lao động phổ thông hơn 3 triệu đồng…

Làng nghề gặp khó khăn...

Tuy nhiên, từ đầu năm 2012 đến nay, Kim Thiều cũng giống như một số làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tồn tại trong tình trạng ế ẩm, vắng khách.

Ông Trần Văn Hùng, một người dân trong thôn cho hay, trước đây, dọc các con đường vào làng đâu đâu cũng có tiếng máy xẻ, máy bào, đục, chạm, tiếng ô tô, xe máy chở hàng. Nhưng từ đầu năm đến nay, hàng làm ra không bán được kéo dài, khiến cuộc sống của người dân khó khăn .

Lý giải về tình trạng này, anh Trần Văn Chung, trưởng thôn Kim Thiều (xã Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh) khẳng định, trước đây các xưởng gỗ tập trung phục vụ khách hàng Trung Quốc, bởi họ thường mua số lượng lớn, hàng thô. Có những sản phẩm giá trị lên tới vài tỉ đồng. Khoảng 2 năm trở lại đây, khách Trung Quốc thưa dần, hàng làm ra không tiêu thụ được. Nhưng những sản phẩm sản xuất theo hướng "hàng Tàu" lại không thể chuyển sang bán cho thị trường nội địa bởi giá quá cao.

Nức tiếng nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ ở quê ngoại Nguyễn Du - anh 5

Anh Trần Văn Chung, trưởng thôn Kim Thiều - Hương Mạc -Từ Sơn - Bắc Ninh.

Mặc dù biết được những khó khăn trong phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống trong tình hình suy thoái hiện nay nhưng những chủ xưởng, thợ mộc của làng nghề truyền thống này vẫn bám trụ vào nghề gỗ, với hy vọng thị trường khởi sắc hơn trong thời gian tới.
Nhiều gia đình vẫn cứ “túc tắc” pha hàng để giữ nghề cha ông để lại, giữ những người thợ giỏi mà anh đã mời về làm từ những năm trước. Anh Tiến một người dân trong làng khẳng định, anh sẽ tiếp tục duy trì phát triển và tìm hướng tốt nhất để tạo ra sản phẩm đẹp hơn, chất lượng hơn nhằm phát triển làng nghề . Thị trường nội địa không mua bán ào ạt, chậm nhưng mà chắc. Để tiếp tục duy trì được làng nghề, cách tốt nhất là thay đổi đối tượng mua bán hàng, ưu tiên cho khách nội địa. Về mặt tài chính, tiền lãi không cao nhưng là cách tốt để vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn này, tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu của làng nghề truyền thống trong thời gian tới./
                                                                             Theo ngaynay.vn.
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.489.185
Tổng truy cập: