LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Làng mây tre đan Tăng Tiến (Bắc Giang): Vượt khó, giữ nghề truyền thống.
(Ngày đăng: 08/01/2016   Lượt xem: 456)

Có truyền thống gần 300 năm hình thành và phát triển, nghề mây tre đan đem lại việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều thế hệ người dân xã Tăng Tiến (huyện Việt Yên, Bắc Giang).

Ông Thân Thế Nam - Chủ tịch UBND xã Tăng Tiến, cho biết: “Nghề mây tre đan của địa phương có truyền thống lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh kể từ những năm 2000. Nghề tạo thu nhập chính cho người dân và chiếm 60 - 70% tổng thu nhập của xã. Nhưng, trong những năm gần đây, vì kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên số hộ làm nghề giảm đáng kể.

Mành tre xuất khẩu

Nghề mây tre đan vốn chỉ là nghề “tay trái” của người dân xã Tăng Tiến. Từ chỗ chỉ đan lát các sản phẩm đơn giản, phục vụ nhu cầu gia đình, đến nay, các sản phẩm của làng nghề đã trở nên đa dạng, không chỉ có thị trường rộng lớn trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, các nước Đông Âu…

Đi đầu trong phát triển và nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề là HTX mây tre đan Tăng Tiến. Thành lập từ năm 1999, HTX đã thu hút và đào tạo hàng trăm lao động có tay nghề cao, làm ra những sản phẩm có độ khó, tinh xảo và giàu tính nghệ thuật. Từ năm 2013 tới nay, HTX luôn duy trì phát triển ổn định, với số 60 - 80 thành viên, thu nhập ổn định 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Đinh Văn Tỉnh - Chủ nhiệm HTX Mây tre đan Tăng Tiến, chia sẻ: “Trước đây, người dân sản xuất nhỏ lẻ, bán chợ kiếm thêm đồng ra, đồng vào nên thu nhập rất thấp. Nhận thấy tiềm năng của nghề, chúng tôi quyết định thành lập HTX để hướng dẫn, đào tạo lao động và bao tiêu sản phẩm cho người dân”.

HTX mây tre Tăng Tiến cũng là cơ sở tiên phong đưa nghề tăm lụa về xã và tạo ra những sản phẩm xuất khẩu. Tăm lụa người dân làm ra được dệt thành những tấm mành tre đẹp tinh xảo, những đồ trang trí nội thất… được thị trường trong nước ưa chuộng và xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản và các nước Tây Âu.

Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Theo UBND xã Tăng Tiến, thu nhập bình quân của các hộ dân Tăng Tiến luôn ở mức 5 - 6 triệu/tháng/hộ. Tỷ lệ hộ nghèo hiện tại của địa phương đã giảm mạnh từ hơn 15% xuống còn dưới 5%. Đặc biệt, nghề đan lát còn tạo động lực cho nhiều xã lân cận như Nội Hoàng, Tân Mỹ… phát triển kinh tế.

Mành tre dệt từ tăm lụa là sản phẩm XK chủ lực ở Tăng Tiến

Vượt khó giữ nghề

Đang có được những thành công tích cực từ nghề truyền thống, tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường, cùng với những khó khăn về không gian sản xuất ngày càng bị thu hẹp, môi trường bị ô nhiễm do chưa có hệ thống xử lý chất thải từ sản xuất… đang khiến làng nghề gặp khó.

Theo thống kê của UBND xã Tăng Tiến, hiện tại, toàn xã chỉ còn gần 80% người dân duy trì nghề đan lát (thấp hơn nhiều so với tỷ lệ gần 100% trước đây). Điểm sáng của làng nghề là từ một cơ sở sản xuất lớn là HTX Tăng Tiến, nay đã có thêm 5 cơ sở lớn được thành lập. Mỗi cơ sở đều tạo việc làm cho hàng chục lao động.

Ông Thân Thế Nam - Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Sự cạnh tranh mạnh, giá cả bấp bênh khiến nhiều hộ dân bỏ nghề là một vấn đề đáng lo. Nhưng, khó khăn lớn nhất hiện tại vẫn là tạo không gian sản xuất cho các hộ làm nghề. Hiện tại, các hộ chủ yếu vẫn tận dụng không gian tại nhà để sản xuất, việc này gây ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân”.

“Địa phương cũng đang tích cực vận động các hộ sản xuất nhỏ lẻ vào HTX, đồng thời thành lập thêm nhiều HTX, tạo không gian làm việc thuận lợi cho người dân. Vấn đề khó khăn là hiện tại làng nghề vẫn chưa có hệ thống xử lý thải. Địa phương đang rất khó khăn và cần sự giúp đỡ từ các cấp trên để khắc phục tình trạng này”, ông Nam chia sẻ thêm.

Nghề mây tre đan, tăm lụa xuất khẩu ở Tăng Tiến đang có những thành tựu đáng kể. Nhưng để nghề phát triển được lâu bền, tiếp tục tạo việc làm ổn định cho người dân, cả chính quyền địa phương và người dân cần bắt tay để giải quyết những vấn đề khó khăn còn tồn tại.

                                                                              Theo vca.org.vn.


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.489.056
Tổng truy cập: