LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
TP.HCM: Động lực nào cho du lịch làng nghề phát triển?
(Ngày đăng: 08/09/2015   Lượt xem: 762)

TP.HCM hiện có hàng trăm làng nghề thủ công khác nhau. Những làng nghề truyền thống với thế mạnh chính là những sản phẩm thủ công độc đáo được làm nên từ bàn tay tài hoa của những người thợ được truyền từ bao thế hệ. Nhưng để gắn kết các làng nghề với những tour du lịch cần có sự đột phá từ các cơ quan chức năng.

Giá trị văn hóa

Chị Nguyễn Thị Hồng, nghệ nhân làm bánh tráng xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi TP.HCM cho biết: Xã Phú Hòa Đông được biết đến với làng bánh tráng truyền thống, chuyên cung cấp bánh tráng cho khách du lịch đến từ các tỉnh, thành trong cả nước và du khách quốc tế. Trước đây, xã Phú Hòa Đông là một làng thuần nông và nghề làm bánh tráng truyền thống của từng hộ gia đình. Bánh tráng Phú Hòa Đông được người dân và thực khách sử dụng thường xuyên, bởi trước khi sản xuất, người thợ chọn loại gạo chất lượng ngon để ngâm cùng với muối, khuấy đều trong nước để bánh có mùi vị. Gạo xay bột phải được lọc thật kỹ để loại bỏ sạn, bởi vì các loại sạn sẽ làm bánh bị rỗ, không đạt tiêu chuẩn. Bánh tráng thường được ăn kèm với rau sống, thịt, bún và các loại rau thơm. Cũng theo chị Hồng, bánh tráng tại xã và mỗi hộ gia đình đều được bán thành kg, như bánh tráng mỏng thì mỗi xấp 100 cái là được 2kg, bán ra khoảng 100.000 đồng. Trong khi loại bánh tráng dày 1kg được khoảng 37 cái với giá bán 25.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Phú Hòa Đông nhận định: Từ năm 1980 tới nay nghề làm bánh tráng truyền thống đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhờ xuất khẩu sản phẩm bánh tráng ra các nước trong khu vực và châu Âu. Hàng năm, làng nghề Phú Hòa Đông đã làm ra 5.000 tấn bánh tráng, với giá trị sản lượng tương đương 32,5 tỷ đồng/năm. Bánh tráng Phú Hòa Đông là món ưa thích của nhiều người, được tiêu thụ khắp nơi, thị trường trong nước tiêu thụ loại bánh tráng mỏng, làm thủ công được bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart.

Trong khi đó, Phú Bình là một xóm lồng đèn nằm gần Công viên Đầm Sen, tọa lạc tại phường 5, quận 11 và phường Phú Tân, quận Tân Phú, TP.HCM. Theo những nghệ nhân của làng nghề, xóm lồng đèn Phú Bình được hình thành vào giữa thập niên 1950 và cho đến nay đã tồn tại trên 50 năm. Nghề làm lồng đèn thủ công truyền thống Phú Bình có nguồn gốc từ làng nghề ở Bác Cổ, Nam Định, Hà Nam. Những nghệ nhân ở các làng nghề này ly hương vào Sài Gòn mang theo cả nghề truyền thống của quê hương mình. Ông Nguyễn Văn Quyền 65 tuổi, người ở gần chợ Phú Bình cho biết: “Đến đời tôi đã 3 đời làm lồng đèn, lồng đèn Phú Bình này còn có tên là lồng đèn Báo Đáp. Theo ông bà tôi kể lại, làng có nguồn gốc từ thuở xưa và cả làng Báo Đáp di dân vào phương Nam đem theo nghề làm lồng đèn. Báo Đáp là tên làng cũng có nghĩa là chúng tôi duy trì nghề của cha ông nhằm báo đáp công ơn tổ tiên dày công gầy dựng”.

Nghệ nhân làm lồng đèn Nguyễn Văn Sỹ cho biết: “Nhà tôi đã 4 đời làm nghề lồng đèn và chưa có nghề nào lại tỉ mỉ, chi tiết và tốn nhiều thời gian như nghề này. Ít nhất cũng 10 công đoạn mới hoàn thiện được 1 con đèn, công đoạn nào cũng phải bỏ công sức và tình cảm vào. Chẳng hạn khi chọn tre cũng không được chọn cây quá già hay quá non, tre già thì sẽ cứng không uốn được, tre non thì mềm quá không tạo dáng được. Chỉ một loại đèn bươm bướm đã cần chuẩn bị 5 loại nan khác nhau để tạo dáng”.

Chính vì sự tỉ mỉ và kỳ công của các nghệ nhân đã đưa uy tín của làng nghề Phú Bình lên cao, thị trường tiêu thụ của lồng đèn Phú Bình từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ và miền Trung.

du lịch làngnghề
Ảnh dệt thổ cẩm tại một làng nghề.

 Gắn kết làng nghề và phát triển du lịch

Tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng, Trưởng bộ môn Văn hóa ứng dụng Trường Đại học KHXH-NV TP.HCM cho biết, làng nghề và những giá trị văn hóa thể hiện trong chính những sản phẩm đặc trưng của làng nghề. Đó chính là nơi kết tinh của những thành quả sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân dựa trên nguồn nguyên liệu truyền thống có sẵn hoặc tái tạo kết hợp vốn tinh hoa tri thức dân gian và kỹ năng tay nghề. Cũng theo tiến sĩ Huỳnh quốc Thắng, sức sống cho sự phát triển của làng nghề chính là không gian văn hóa phi vật thể của làng nghề. Đó chính là những nếp sinh hoạt cộng đồng như tín ngưỡng, lễ hội, phong tục mà mỗi tập thể làng nghề trong quá trình sinh sống đã hình thành nên và gìn giữ như một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương, dân tộc cũng như bản thân làng nghề.

Theo tiến sĩ Ngô Thanh Loan, Trưởng bộ môn du lịch, Trường KHXH-NV TP.HCM, phát triển du lịch làng nghề chính là góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững, bởi lẽ du lịch làng nghề không chỉ giúp mở rộng thị trường theo cách “ xuất khẩu tại chỗ”, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy việc phát triển sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống mà quan trọng hơn, chính nó phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi làng nghề một cách tích cực.

                                                                                                   Theo: nguoitieudung.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.516.666
Tổng truy cập: