LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
"Làng” dát quỳ vàng, bạc nhộn nhịp vào Tết
(Ngày đăng: 29/01/2014   Lượt xem: 963)


Công đoạn cuối cùng là dát quỳ vàng lên mẫu để hoàn thành sản phẩm.

Tìm về Kiêu Kỵ, một xã ngoại thành Thủ đô (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn còn lưu giữ được nghề độc nhất vô nhị: Nghề dát quỳ vàng, bạc. Với người thợ làng nghề Kiêu Kỵ, một chỉ vàng có thể dát ra thành khoảng 1.000 lá vàng kích thước 4x4 cm và mỏng đến nỗi chỉ chạm ngón tay là tan ra thành bụi . Không khí tại làng nghề có một không hai này càng trở nên tấp nập, khi các thợ nghề đang hối hả hoàn tất nốt các đơn hàng cuối năm.

Sách xưa ghi lại, Kiêu Kỵ có tên nôm là Cầu Cậy, diễn nghĩa là “cưỡi ngựa”. Nơi đây được coi là một trong những làng giàu truyền thống văn hóa của xứ Kinh Bắc xưa, hiện còn lưu giữ nhiều di tích và phụng thờ Tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa (thời Trần), đình thờ Thần Nông, nhà Tràng thờ Tổ sư nghề dát vàng, bạc quỳ... Nghề chạm vàng, bạc của làng cũng không xuất hiện đơn thuần, mà được các văn bản lịch sử ghi nhận từ truyền thuyết . Theo đó, vào thời nhà Lê, ở làng Kiêu Kỵ có cụ Nguyễn Quý Trị là người học rộng, tài cao, được nhà vua cử đi sứ sang Trung Quốc.
Tại đây, cụ được nhìn thấy cung điện dát vàng lộng lẫy. Qua tìm hiểu, Cụ Trị mới hay, đó là do bàn tay khéo léo của những người thợ sơn son, thếp vàng tạo ra. Cụ đã tìm đến nơi sản xuất và học hỏi được nghề dát vàng, bạc quỳ. Trở về nước, cụ đem nghề về truyền lại cho dân làng Kiêu Kỵ…



Giã quỳ luôn là công đoạn đòi hỏi sức lực và sự tập trung cao. 
Ban đầu nghề này chỉ là một nghề phụ lúc nông nhàn. Sau đó do nhu cầu, sản phẩm được ưa chuộng, nghề này phát triển và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Biết ơn cụ, sau khi cụ mất, dân làng đã xây miếu thờ và tôn vinh cụ làm Tổ sư nghề.
Khoảng những năm đầu thế kỉ XX, nghề quỳ vàng, bạc bị gián đoạn do chiến tranh HHH. Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), nghề mới được khôi phục và phát triển. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay, ở Việt Nam chỉ có Kiêu Kỵ là địa phương duy nhất còn lưu giữ và phát triển nghề quỳ vàng, bạc hơn 5 thế kỉ qua.
Lướt mực lên quỳ, 
Để hiểu hơn về thứ nghề “độc” này, chúng tôi đã tìm gặp ông Lê Bá Chung, Chủ nhiệm HTX Vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ, một trong những nghệ nhân gắn bó lâu nhất với nghề còn giữ nghề tới ngày nay.Theo ông Chung, nói dát quỳ là nghề đặc biệt và “có một không hai” cũng không phải là quá HHH, khi mà để hoàn thành được sản phẩm, người thợ nghề phải trải qua gần hai chục công đoạn, mà mỗi công đoạn khác nhau lại đòi hỏi người thợ phải có những sự tinh xảo riêng, chỉ cần kém một bước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Xếp vàng vào giữa lá quỳ - người thực hiện công đoạn này thường là những thợ nghề có tuổi đời cao, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.

Hiện nay sản phẩm của làng nghề Kiêu Kỵ góp phần tu sửa nhiều công trình văn hóa lịch sử. Thời điểm làng nghề tấp nập và sôi động nhất chính là dịp tết, khi nhu cầu sửa sang cũng như mua sắm trang trí của người dân khá lớn.“Chúng tôi vừa hoàn thiện các đơn hàng của khách và chỉ chờ khách tới chuyên chở nốt HHH. Thợ nghệ Kiêu Kỵ lại hi vọng vào một cái tết ngày càng đủ đầy với nghề” – ông Chung phấn khởi.Nhờ xác định được giá trị của nghề, nên người thợ nghề tại đây luôn trân trọng và giữ gìn ý thức bảo tồn nghề quý.

                                                                           Theo: Lao động

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.496.988
Tổng truy cập: